CorelDRAW (Bài 33) - Chức năng Combine

Thứ tư - 19/10/2011 23:10

CorelDRAW (Bài 33) - Chức năng Combine

Như bạn đã thấy, chức năng Combine của Corel DRAW cho phép sáp nhập hai đối tượng đường cong riêng rẽ, làm cho chúng trở thành hai đường con của một đối tượng đường cong duy nhất. Thực ra không chỉ có hai, bạn có thể chọn nhiều đối tượng trước khi chọn Combine. Nghĩa là ta hoàn toàn được phép sáp nhập cùng lúc nhiều đối tượng thành một đối tượng duy nhất.

Có một chuyện rất đáng chú ý: nếu có đối tượng không phải đường cong được chọn, chức năng Combinecủa Corel DRAW tự động chuyển đổi đối tượng ấy thành đường cong. Ta lại tìm hiểu qua thao tác cụ thể.

Dọn sạch miền vẽ

 

Vẽ lần lượt một hình khung thẳng đứng, một hình khung nằm ngang và một e-líp (hình 1A)

 

Chọn màu khác nhau cho các hình vừa vẽ

 

Dùng công cụ chọn bấm vào hình khung nằm ngang

 

Ấn giữ phím Shift và bấm vào e-líp

Chọn thêm e-líp

Ấn Ctrl+L hoặc chọn Arrange > Combine

Corel DRAW tính toán miền trong và miền ngoài của đối tượng mới và cho kết quả như hình 1B


Hình 1

Bạn thấy đó, chức năng Combine vẫn có hiệu lực trên hình khung và e-líp. Tuy nhiên, hình khung và e-líp ban đầu của ta giờ đây đã cùng nhau hợp thành một đối tượng đường cong. Nói rõ hơn, hình khung và e-líp trở thành hai đường con khép kín của một đối tượng đường cong duy nhất mà miền trong của nó có một "lỗ thủng" (qua lỗ thủng "tác hoác" ấy, bạn thấy rõ rành rành hình khung còn lại nằm phía sau).

Ngoài ra, bạn để ý rằng màu tô của hình... "chi chi" đó (không biết phải gọi là hình chi) tạo bởi chức năngCombine chính là màu tô của e-líp lúc trước. Chả là vì khi tạo đối tượng đường cong mới trong chức năngCombine, Corel DRAW lấy màu tô cho đối tượng ấy theo màu tô của đối tượng được chọn sau cùng.

Để thấy rõ "hình khung" và e-líp" lúc này thực chất là đường cong Bézier, ta thử "sờ nắn" chút xíu...

Chọn công cụ chỉnh dạng 

 

Bấm vào cạnh trên "hình khung" và chọn Convert Line to Curve 

Chuyển đổi đoạn thẳng thành đoạn cong

Kéo cạnh trên của "hình khung" lên trên (hình 2A)

 

Kéo nút dưới của "e-líp" xuống dưới

Có thể gọi hình thu được là "đầu lân"

Không nghi ngờ chi nữa, hình khung và e-líp trước đây giờ đã biến chất. Ta tiếp tục "chơi bời" thêm chút nữa...

Căng khung chọn bao quanh 4 nút của "e-líp" (hình 2A)

Chuẩn bị di chuyển cả "e-líp"

Kéo một nút của "e-líp" xuống dưới

Corel DRAW xác định lại miền trong và miền ngoài, cho kết quả như hình 2B

Chắc bạn sẽ có cảm tưởng rằng "hình khung" và "e-líp" lúc này được tô màu độc lập. Không phải vậy đâu, "hình khung" và "e-líp" của ta là hai đường con (khép kín) của một đối tượng đường cong duy nhất nên luôn luôn có màu tô giống nhau. Bạn thử xem...

Bấm vào ô màu nào đó của bảng màu

Màu tô của "hình khung" và "e-líp" cùng thay đổi

Ấn Ctrl+Z hai lần

Cho "e-líp" trở lại màu cũ và trở lại chỗ cũ

Hay quá, hén? Ta thử sáp nhập "đầu lân" với hình khung "lẻ loi" còn lại xem sao, nghen!

Bấm vào công cụ chọn

 

Căng khung chọn bao quanh cả "đầu lân" và hình khung (hình 3A)

 

Ấn Ctrl+L

Kết quả sẽ như hình 3B


Hình 2

Hình 3
 
Chức năng Break Apart

Ngược với chức năng Combine, chức năng Break Apart của Corel DRAW cho phép ta tách rời các đường con của một đối tượng đường cong ban đầu thành các đối tượng riêng rẽ. Bạn có thể tháo "banh ta lông" hình ảnh... kinh dị hiện có (hình 4A), thu được 3 đối tượng đường cong độc lập bằng cách chọn Arrange > Break Apart (hoặc ấn Ctrl+K).

Bấm vào hình "kinh dị" để chọn (nếu hình ấy chưa ở trạng thái "được chọn")

 

Chọn Arrange > Break Apart (hoặc ấn Ctrl+K)

Bạn thu được kết quả như hình 4B. Miền trong và miền ngoài của các đối tượng không có liên quan gì với nhau

Để tin chắc rằng 3 đường cong khép kín vừa thu được là những đối tượng riêng rẽ, bạn có thể thử chọn màu tô khác nhau cho chúng.


Hình 4

"Hình như trước đây ta đã dùng chức năng Extract Subpath để tách rời đường con thành đối tượng riêng rẽ. Chức năng Break Apart có gì khác?". Có khác đấy, bạn ạ. Chức năng Extract Subpath tách rời đường con đã chọn trong đường cong đang xét trong khi Break Apart tách rời mọi đường con.


 Tags: đối tượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay9,418
  • Tháng hiện tại109,219
  • Tổng lượt truy cập30,758,163
DỊCH VỤ SỬA CHỮA
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây