CorelDRAW (Bài 50) - Tạo bóng phản chiếu của mặt trời

Thứ tư - 19/10/2011 23:58

CorelDRAW (Bài 50) - Tạo bóng phản chiếu của mặt trời

Với công cụ tạo bao hình tương tác Interactive Envelope, bạn có thể tiếp tục tạo ra bóng phản chiếu lung linh của mặt trời trong bản vẽ, theo cách thức giống như khi tạo bóng núi.

 Tuy nhiên, nếu có lần chiêm ngưỡng mặt trời lặn trên biển, có lẽ bạn sẽ thấy nhiều ánh vàng gợn lên ở mặt nước. Dường như ta có nhiều bóng phản chiếu của mặt trời, chứ không chỉ có một, trông như hình 1.


Hình 1

Chuyển qua chế độ hiển thị khung sườn

 

Căng khung chọn bao quanh mặt trời

 

Gõ phím "cộng lớn"

Tạo ra mặt trời thứ hai

Co mặt trời thứ hai theo chiều dọc, dãn theo chiều ngang và đặt dưới chân trời (hình 2)

 

Ấn Shift+PageUp

Đưa "mặt trời bẹp" ra trước mặt biển. Ta có được bóng mặt trời thứ nhất

Lại gõ phím "cộng lớn" lần nữa

Tạo ra bóng mặt trời thứ hai

Ấn giữ phím Ctrl, kéo bóng mặt trời thứ hai xuống dưới một chút

 

Làm cho bóng mặt trời thứ hai hẹp hơn và bẹp hơn so với bóng mặt trời thứ nhất (hình 2)

 

Bóng thứ hai ở xa chân trời hơn bóng thứ nhất, do đó ta sẽ làm cho nó kém rạng rỡ đi một chút...

Bấm vào chỗ trống nào đó trên màn hình

Thôi chọn bóng mặt trời thứ hai

Bấm vào e-líp to của bóng thứ hai

Thôi chọn bóng mặt trời thứ hai

Bấm vào e-líp to của bóng thứ hai

Chọn riêng e-líp đỏ

Ấn Shift+F11

Hộp thoại Uniform Fill hiện ra cho bạn thấy màu e-líp được chọn là màu (0C-100M-100Y-0K), tức màu đỏ Red của bảng màu

Sửa màu đỏ thành (0C-40M-40Y-0K) và gõ phím Enter

Chọn màu Soft Pink (màu "son hồng")

Tương tự, đổi màu của e-líp nhỏ trong bóng mặt trời thứ hai từ (0C-0M-100Y-0K) thành (0C-0M-40Y-0K)

Đổi màu vàng Yellow thành màu Chalk (màu phấn)


Hình 2

Quan sát bóng mặt trời thứ hai sau khi đổi màu hai e-líp "hạt giống" của nó, bạn thấy các e-líp trung gian tự động đổi màu, tạo nên sự chuyển tiếp nhẹ nhàng từ màu son hồng (Soft Pink) thành màu phấn (Chalk). Mối liên kết giữa các e-líp trung gian với hai e-líp "hạt giống" trong bóng mặt trời thứ hai đã tạo nên sự "giao cảm" như vậy.

Xem xét kết quả cần đạt tới ở hình 1, bạn có đoán ra ta nên làm gì tiếp theo? Vâng, bạn cần tạo ra hai bóng mặt trời nữa, có hình dạng và màu sắc trung gian giữa hai bóng mặt trời hiện có. Ta sẽ dùng công cụbiến thái tương tác Interactive Blend  để tạo ra hai bóng mặt trời trung gian. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng bản thân mỗi bóng mặt trời hiện có đã là một nhóm biến thái (bao gồm hai e-líp chủ chốt liên kết với nhiều e-líp trung gian). Không thể dùng công cụ Interactive Blend với một nhóm liên kết "bùng nhùng" như vậy. Ta phải chuyển đổi nhóm biến thái thành nhóm đối tượng bình thường (nhóm tạo bởi chức năng Group) trước đã.

Cụ thể, ta sẽ dùng một chức năng của Corel DRAW gọi là Break Apart (trên trình đơn Arrange) để hủy bỏ liên kết trong nhóm biến thái. Khi ấy, nhóm biến thái bị phân ly thành các đối tượng riêng lẻ, mất đi sự “giao cảm” giữa chúng. Sau đó, bạn chọn Group trên trình đơn Arrange để ràng buộc các đối tượng ấy thành nhóm bình thường.

Căng khung chọn bao quanh bóng mặt trời thứ nhất

Chọn nhóm biến thái thứ nhất. Trên thanh tình trạng bên dưới hiện lên thông báo Blend Group on Layer 1cho ta biết đấy là nhóm biến thái

Chọn Arrange > Break Blend Group Apart

Phân ly nhóm biến thái (các e-líp trong bóng mặt trời thứ nhất) thành các e-líp độc lập

Chọn Arrange > Group (hoặc ấn Ctrl+G)

Ràng buộc các e-líp trong bóng mặt trời thứ nhất thành nhóm bình thường. Điều này thể hiện ở thông báo Group of 3 Objects on Layer 1 ở thanh tình trạng

Với bóng mặt trời thứ hai, bạn cũng thực hiện thao tác tương tự

 

Chắc bạn hơi ngạc nhiên vì chuyện lằng nhằng “tháo ra, buộc lại”. Số là Corel DRAW cho phép ta tạo ra sự biến thái từ hai đối tượng hoặc hai nhóm (group) đối tượng (hay quá!) nhưng chức năng Blend lại không có hiệu lực với hai nhóm biến thái (blend group) do mối liên kết nội bộ trong mỗi nhóm. Thao tác vừa thực hiện chỉ thuần túy là thủ tục kỹ thuật.

Trong chế độ hiển thị khung sườn đơn giản Simple Wireframe, bạn để ý, sau khi dùng chức năng Break Blend Group Apart để phân ly nhóm biến thái, bóng mặt trời với 2 e-líp của ta trở nên "đen thui". Chẳng qua là 64 e-líp trung gian đã trở thành đối tượng độc lập, không còn lệ thuộc vào 2 e-líp "hạt giống" (hai đối tượng điều khiển). Chế độ hiển thị Simple Wireframe chỉ che giấu các đối tượng trung gian, không che giấu các đối tượng bình thường. Chính sự hiển thị 64 đối tượng bình thường nằm sát rạt ấy làm cho bóng mặt trời như bị tô đen.

Thế là giờ đây bạn có trong tay hai bóng mặt trời với tư cách là hai nhóm đối tượng bình thường. Ta đã có thể dùng công cụ biến thái tương tác Interactive Blend để tạo ra hai bóng mặt trời nữa, có hình dạng và màu sắc trung gian.

Lấy công cụ Interactive Blend  từ hộp công cụ

 

Gõ 2 trong ô nhập liệu Number of Steps trên thanh công cụ Property Bar

Quy định số đối tượng trung gian là 2, thay vì 64 như trước

Kéo dấu trỏ chuột từ bóng mặt trời thứ nhất đến bóng mặt trời thứ hai

Bạn thấy xuất hiện đường tim và nút khiển của nhóm biến thái như trên hình 3

Chuyển qua chế độ hiển thị bình thường

 

Kéo con chạy trên đường tim để điều chỉnh vị trí hai bóng mặt trời trung gian sao cho vừa mắt

 

Ấn Ctrl+S

Coi chừng cúp điện thì chít!


Hình 3

Hai “bóng mặt trời trung gian” cùng với hai bóng mặt trời có sẵn cho bạn một nhóm biến thái mới (thông báoBlend Group on Layer 1 trên thanh tình trạng cho ta biết rõ đấy là nhóm biến thái).


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay3,006
  • Tháng hiện tại57,886
  • Tổng lượt truy cập31,435,770
DỊCH VỤ SỬA CHỮA
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây