Trong cùng “ngăn kéo” với công cụ chỉnh dạng, bạn có thể tìm thấy dao cắt (Knife Tool) | |
Trước hết, bạn hãy thử dùng dao cắt Knife Tool. | |
Vẽ một e-líp và tô màu sao cho giống quả trứng (hình 1A) |
|
Lấy dao cắt | Dấu trỏ chuột chuyển thành mũi dao nhọn hoắc, nằm nghiêng |
Trỏ mũi dao vào hông quả trứng (hình 1B) | Mũi dao dựng đứng, tỏ ý sẵn sàng (ghê quá!) |
Rạch dích dắc ngang qua quả trứng (hình 1C) | Bạn khoan thả phím chuột đã nghe! |
Quả trứng ngon lành của bạn đã bị vỡ làm đôi. Khi bạn chưa buông dao cắt, CorelDRAW cho phép ta tùy ý giữ lại nửa này hoặc nửa kia của quả trứng bằng cách gõ phím Tab. | |
Gõ phím Tab | Nửa dưới quả trứng biến mất |
Lại gõ phím Tab | Nửa trên quả trứng biến mất |
Nếu bạn muốn giữ lại cả hai nửa quả trứng “để làm tin” thì... | |
Lại gõ phím Tab lần nữa rồi thả phím chuột |
|
![]() Hình 1 | |
Khi bạn cầm lấy dao cắt, trên thanh công cụ Property Bar xuất hiện hai nút bấm Leave As One Object | |
Nút bấm Auto-Close On Cut mặc nhiên ở trạng thái bật, có tác động tự động khép kín hai đường cong (hai nửa quả trứng) sau khi cắt. Nếu bạn tắt Auto-Close On Cut trước khi cắt quả trứng, đường dích dắc sẽ không có ý nghĩa chi cả: ngay khi dao cắt rạch qua đường nét quả trứng, quả trứng trở thành đường cong hở và màu tô biến mất. | |
Nếu thử dùng cục tấy, bạn sẽ thấy hiệu quả của nó còn ngoạn mục hơn dao cắt... | |
Dùng “bút chì” Bézier, vẽ trái chuối đại khái như hình 2A |
|
Lấy cục tấy | Dấu trỏ chuột chuyển thành hình tròn, biểu thị phạm vi tác động của cục tẩy |
Bạn có thể tăng hoặc giảm phạm vi tác động của cục tẩy (chọn cục tẩy to hoặc nhỏ hơn) bằng cách thay đổi trị số trong ô Eraser Thickness | |
Điều chỉnh kích thước cục tẩy nếu cần |
|
Trỏ vào đầu trái chuối và... tẩy (hình 2B) |
|
Khi thôi tẩy, bạn có được trái chuối bị cắn “nham nhở” như hình 2C. | |
![]() Hình 2 | |
Khi đang cầm cục tẩy, bạn thấy trên thanh công cụ Property Bar có nút bấm Auto-Reduce On Erase | |
Ghi chú | |
• Dao cắt và cục tẩy đòi hỏi đối tượng cần cắt hoặc tẩy phải ở trạng thái “được chọn”. Nếu bạn đưa dao cắt và cục tẩy trỏ vào đối tượng không ở trạng thái “được chọn”, CorelDRAW sẽ “la làng” ngay. | |
• Nếu bạn dùng bút điện để làm việc với CorelDRAW, đầu tẩy của bút điện (nếu có) tương ứng với cục tẩyEraser. Nghĩa là khi cần tẩy, bạn chỉ việc quay đầu bút điện, “kỳ” vào bảng cảm ứng, giống hệt như khi dùng bút chì thông thường. | |
• Cục tẩy trong CorelDRAW được hãng Corel bổ sung do ghi nhận ý kiến người dùng từ một hội nghị khách hàng. Người đưa ra ý kiến này muốn có cục tẩy trong CorelDRAW với tác dụng “dễ chịu” như cục tẩy trong Microsoft Paint (khi làm việc trên hình bít-máp). Nếu là người “từng trải” với CorelDRAW, có lẽ thoạt tiên bạn cũng tỏ thái độ giống như những “cựu binh” trong hội nghị ấy, nhìn người đề xuất nhu cầu “cục tẩy” như “người từ hành tinh khác”. Cũng dễ hiểu, khi làm việc với hình véc-tơ, trước giờ người ta chỉ quen xóa cả đối tượng, không ai nghĩ đến khả năng xóa đi “chút xíu” của đối tượng (hoặc nghĩ rằng đó là điều không thể). Khả năng kỳ thú được phát hiện bởi chính cái nhìn mới lạ của người dùng “tân binh”. Hãng Corel chế tạo cục tẩy bằng cách vận dụng chức năng Trim một cách tinh tế. Rất may là sức mạnh của máy tính cá nhân ngày nay đủ để cho ta cục tẩy có hiệu quả như cục tẩy thứ thiệt. |
Ý kiến bạn đọc