Đó là điều cốt yếu giúp bạn phân biệt chức năng Combine với các chức năng hòa trộn (mix) nhiều đối tượng như Weld, In-sertsect, Trim,... Gọi là "hòa trộn" vì các chức năng vừa nêu tạo ra đối tượng đường cong duy nhất với hình dạng mới mẻ, có thể xem là sản phẩm của một thứ "phản ứng hình học" giữa các đối tượng ban đầu. | ||
Tuy diễn giải hơi có phần... rùng rợn, bạn sẽ thấy mọi việc thật đơn giản qua thao tác cụ thể. Ta hãy bắt đầu với chức năng Weld. | ||
| ||
Đối tượng "hợp" | ||
Theo nghĩa bình thường, weld là hàn gắn. Ta gọi một cách khái quát là hợp. Thao tác sau đây cho bạn thấy chức năng Weld hợp hai đối tượng thành một như thế nào. | ||
Vẽ hai hình khung nằm ngang và thẳng đứng, tạo thành chữ T như hình 1 |
| |
Chọn hình khung thẳng đứng (bằng công cụ chọn) |
| |
Chọn Arrange > Shaping > Shaping | Xuất hiện cửa sổ neo đậu Weld ở bên phải màn hình | |
Bấm nút Weld To trên cửa sổ Weld | Dấu trỏ chuột đổi dạng , tỏ ý hỏi bạn muốn hợp đối tượng đã chọn với đối tượng nào | |
Bấm vào hình khung nằm ngang | "Nó đó!" | |
Bạn có chữ T thực sự như hình 1. | ||
Hình 1 | ||
Từ hai hình khung ban đầu, chức năng Weld của Corel DRAW cho bạn một chữ T, thực chất là một đối tượng đường cong (bạn có thể dùng công cụ chỉnh dạng tác động vào các nút để có chữ T "ấn tượng" hơn). Ta gọi đối tượng đường cong tạo bởi chức năng Weld là hợp của các đối tượng ban đầu. | ||
Bạn có thể hợp nhiều đối tượng chứ không chỉ có hai. Ta thử ngay nhé... | ||
Vẽ các hình khung và hình tròn như hình 2A (hình tròn nhô ra khỏi hình khung lớn khoảng 1/4 kích thước của nó) | Bạn có được hình ảnh gần giống như một bình xịt | |
Chọn hai hình khung và hình tròn làm nên phần trên của bình xịt (không chọn hình khung lớn) |
| |
Bấm nút Weld To trên cửa sổ Weld |
| |
Bấm vào hình khung lớn | Các hình khung và hình tròn bị "nung chảy", hòa trộn lẫn nhau | |
Bấm vào màu nào đó trên bảng màu | Bạn thu được hình bóng (silhouette) của bình xịt (hình 2B) | |
Hình 2 | ||
| ||
Đối tượng nguồn và đối tượng đích | ||
Trong thao tác vừa rồi, hình khung lớn (làm thân bình xịt) được chỉ ra sau cùng. Corel DRAW gọi đấy là đối tượng đích (target object). Các đối tượng mà bạn chọn trước đó (trước khi bấm nút Weld To) được gọi làđối tượng nguồn (source object). Bạn thấy hai tên gọi này trên cửa sổ Weld trong phần Leave Original, kèm theo hai ô duyệt (hình 3). Bạn có thể bật ô duyệt Source Object(s) hoặc ô duyệt Target Object(s)nếu muốn giữ lại đối tượng nguồn hoặc đối tượng đích sau tác động của chức năng Weld. Trong trường hợp như vậy, Corel DRAW chỉ làm việc với bản sao của các đối tượng ban đầu. Cụ thể, nếu bật hai ô duyệt nêu trên trước khi thực hiện thao tác vừa rồi, bạn vừa thu được hình bóng của bình xịt, vừa giữ nguyên vẹn các hình khung và hình tròn ban đầu. | ||
Hình 3 | ||
Cần nói thêm rằng bạn không nhất thiết phải chừa ra, không chọn đối tượng đích trước khi bấm nút Weld To. Dù ta "ôm đồm" mọi thứ ngay từ đầu (tiện tay mà!), sau khi bấm nút Weld To, Corel DRAW vẫn sẽ hỏi bạn về đối tượng đích. | ||
Vẽ các hình khung ngang dọc, hẹp và dài như đan lưới | ||
Dùng bút vẽ tự do Freehand Tool vẽ một đường cong kín lả lướt như trên hình 4A | ||
Căng khung chọn bao quanh mọi hình vừa vẽ |
| |
Bấm nút Weld To trên cửa sổ Weld |
| |
Bấm vào hình tùy ý trong các hình vừa vẽ | Chọn... đại đối tượng đích. Bạn có kết quả như hình 4B | |
Hình 4 | ||
Chắc bạn hơi ngạc nhiên vì Corel DRAW vẫn "nằng nặc" đòi hỏi ta chọn đối tượng đích và ta đã chỉ ra đối tượng đích một cách "chiếu lệ" trong những đối tượng đã chọn. Chả là vì Corel DRAW phải dựa vào đối tượng đích để xác định tính chất của đối tượng hợp sắp tạo ra. Màu tô và màu nét của đối tượng hợp chính là màu tô và màu nét của đối tượng đích. Trong thao tác vừa thực hiện, các đối tượng của ta đều có màu nét đen và không có màu tô (theo mặc định) nên việc chọn đối tượng nào làm đối tượng đích không quan trọng lắm. |
Ý kiến bạn đọc