CorelDRAW (Bài 21)

Thứ tư - 19/10/2011 22:51

CorelDRAW (Bài 21)

Cho đến nay, bạn vẫn chưa có dịp vẽ hình tùy ý. Thao tác gọi là “vẽ” mà ta đã thực hiện chỉ là việc “căng” một khung bao, dễ dàng đến mức nhàm chán. Có lẽ đã đến lúc bạn không muốn dùng hình sư tử, lạc đà,... có sẵn mà thích tự mình vẽ ra... con gì đó.

Vậy thì bạn cần làm quen với các công cụ “vẽ tay” (Freehand Tool, Bezier Tool, Artistic Media Tool,...) như trên hình 1. Chúng cho phép tạo ra đường nét, hình thù bất kỳ (bạn đã có dịp làm quen với công cụ Freehand Tool để vẽ đường thẳng). Đối tượng được sản sinh từ các công cụ như vậy là đường thẳng (line) hoặc đường cong (curve). Ta hãy tập vẽ đường thẳng trước, rồi đến đường cong và nhân tiện tìm hiểu cách thức điều chỉnh đường cong bằng công cụ chỉnh dạng Shape Tool. Một khi đã “chắc tay” với các đường nét đơn giản, bạn sẽ vẽ được hình ảnh phức tạp.

Hình 1

Ngoài ra, ta sẽ thử dùng hai phương tiện nằm trong cùng “ngăn kéo” với các công cụ “vẽ tay”, rất có ích cho các bản vẽ kỹ thuật. Đó là Dimension Tool và Interactive Connector Tool.

 
Vẽ đường thẳng

Bạn đã biết “bút chì” (công cụ Freehand Tool) trong hộp công cụ cho phép vẽ đường thẳng. Ta hãy dợt lại chút xíu thao tác vẽ đường thẳng cho thật thành thạo.

Chọn File > Close rồi chọn File > New

Đóng bản vẽ cũ, mở bản vẽ mới (nếu bạn đang làm việc với bản vẽ nào đó)

Chọn “bút chì” (Freehand Tool)  trong hộp công cụ

 

Bấm một phát vào đâu đó

Chọn đầu mút đường thẳng

Ấn giữ phím Ctrl, đưa dấu trỏ qua phải và bấm phát nữa

Tác dụng khống chế của phím Ctrl tạo ra đường thẳng ngang một cách chính xác

Theo cách tương tự, kẻ một đường thẳng đứng, tạo thành chữ thập

Tác dụng khống chế của phím Ctrl tạo ra đường thẳng đứng một cách chính xác

Bạn để ý, có hai ô vuông nhỏ ở hai đầu mút đường thẳng được chọn. Đó là nút (node) của đường thẳng. Khi ấn giữ phím Ctrl, bạn vẫn có thể vẽ đường thẳng nghiêng nhưng góc nghiêng được khống chế, chỉ có thể thay đổi từng mức 15 độ (15 độ, 30 độ, 45 độ,...). Góc nghiêng được hiển thị sau từ Angle trên dòng tình trạng.

Bấm vào điểm nào đó, ấn giữ phím Ctrl và bấm vào điểm thứ hai sao cho đường thẳng tạo ra nghiêng 30 độ

 

Kẻ thêm ba đường thẳng nữa, cũng nghiêng 30 độ

 

Bạn thấy đó, ta vẽ được các đường thẳng song song chẳng khó khăn gì (thực ra, vẽ một đường rồi sao chép bằng chức năng Duplicate còn dễ dàng hơn).

Theo mặc định, đường thẳng bạn vẽ ra có bề rộng nét rất nhỏ (cỡ nét Hairline, tức “dây tóc”). Muốn thay đổi cỡ nét của đường nào đó, bạn chọn đường ấy rồi chọn cỡ nét (tính bằng đơn vị point) trong ô liệt kêOutline Width trên thanh công cụ Property Bar.

Dùng công cụ chọn, bấm vào đường thẳng nào đó và chọn cỡ nét trong ô Outline Width trên thanh công cụ Property Bar

 

Tương tự, bạn tùy ý chọn cỡ nét cho các đường thẳng còn lại

Bạn thu được kết quả đại khái như hình 2

Hình 2

Muốn đường thẳng trở thành mũi tên, bạn có thể gắn “đầu” và “đuôi” thích hợp. CorelDRAW có sẵn cả lô “đầu” và “đuôi” mũi tên, được bày ra trong hai ô liệt kê Start Arrowhead Se-lector và End Arrowhead Se-lector trên thanh công cụ Property Bar.

Chọn một trong các đường thẳng song song, nghiêng 30 độ mà bạn vừa tạo ra

Các dấu chọn xuất hiện, bao quanh đường thẳng đã chọn

Bấm vào ô liệt kê Start Arrowhead Se-lector và chọn đầu mũi tên

Đầu mũi tên xuất hiện tại một điểm mút đường thẳng. Đó là điểm mà bạn bấm trước, vào lúc kẻ đường thẳng

Bấm vào ô liệt kê End Arrowhead Se-lector và chọn đuôi mũi tên

Đuôi mũi tên xuất hiện tại điểm mút kia của đường thẳng. Đó là điểm mà bạn bấm sau, vào lúc kẻ đường thẳng

Cứ thế, bạn thử chơi trò “gắn đầu, gắn đuôi” cho các đường thẳng còn lại.

Hình 3

 
Vẽ đường gấp khúc

Muốn kẻ nhiều đường thẳng nối liền thành đường gấp khúc, có lẽ bạn sẽ kẻ từng đoạn một: sau khi kẻ đường thẳng thứ nhất, bạn bấm vào đuôi đường thẳng ấy để kẻ đường thẳng thứ hai và cứ thế tiếp tục. Vì bạn có thể bấm “trật tới trật lui”, không trúng vào đuôi đường thẳng trước, ta nên thao tác như thế này: sau khi bấm vào điểm mút xuất phát, bạn bấm-kép vào các điểm trung gian và cuối cùng bấm vào điểm mút kết thúc (hình 4).

Để đóng kín một đường gấp khúc, tạo thành đa giác, bạn cũng đừng mất công nhắm vào đầu mút xuất phát để bấm chọn đầu mút kết thúc. Ta chỉ việc chọn Auto-Close Curve  (“tự đóng kín nét vẽ”) trên thanh công cụ Property Bar là xong ngay. Auto-Close Curve không chỉ đóng kín đường gấp khúc khi đang vẽ mà còn cho phép đóng kín đường gấp khúc hở nào đó có sẵn.

Hình 4

Bạn hãy thử vẽ đường gấp khúc như trên hình 4 nhé.

Bấm kép vào công cụ chọn và gõ phím De-lete

Dọn sạch màn hình

Chọn “bút chì” 

 

Bấm vào chỗ nào đó để xác định điểm mút đầu

 

Bấm kép lần lượt vào các điểm trung gian

 

Bấm vào chỗ mà bạn muốn là điểm mút cuối của đường gấp khúc

 

Chọn Auto-Close Curve  trên thanh công cụProperty Bar

Đường gấp khúc được đóng kín (CorelDRAW tạo ra đường thẳng nối điểm mút cuối với điểm mút đầu)

Bấm vào ô liệt kê Outline Width trên thanh công cụProperty Bar và chọn 8.0 pt

Chọn cỡ nét dầy 8 point

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay6,877
  • Tháng hiện tại176,816
  • Tổng lượt truy cập30,425,902
DỊCH VỤ SỬA CHỮA
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây