Chọn View > Grid | Lưới định vị xuất hiện | |
Như bạn thấy, lưới định vị là hệ thống các đường chấm chấm màu xám bày ra dọc ngang miền vẽ, phù hợp với vạch chia của thước đo. Người ta thường gọi giao điểm của những đường chấm chấm như vậy là mắt lưới (grid dot). Lưới định vị không thuộc về bản vẽ của bạn, không xuất hiện trên giấy khi in bản vẽ, mà chỉ nhằm giúp ta định vị dễ dàng. Lợi ích của lưới định vị càng rõ ràng khi bạn làm việc ở chế độ bắt dính vào mắt lưới (snap to grid), trong đó sự di chuyển trên miền vẽ bị ràng buộc vào các mắt lưới. | ||
Bấm-kép vào công cụ chọn và gõ phím De-lete | Dọn sạch miền vẽ | |
Chọn View > Snap To Grid | Chọn chế độ "bắt dính vào lưới" | |
Dùng công cụ Rectangle Tool để vẽ một hình khung | Hình khung của bạn quả thực bị "bắt dính vào lưới" (hình 1). Bạn không thể chọn đỉnh hình khung ở giữa những mắt lưới | |
Gõ phím De-lete | Xóa bỏ hình khung vừa vẽ | |
Hình 1 | ||
Bạn có thể quy định lại khoảng cách giữa hai mắt lưới liên tiếp (spacing) nếu cần. Việc điều chỉnh như vậy cũng được thực hiện thông qua hộp thoại Options. | ||
Bấm-phải vào thước đo và chọn Grid Setup trên trình đơn nho nhỏ vừa hiện ra | Hộp thoại Options xuất hiện (hình 2) | |
Do mở hộp thoại Options theo cách như trên, bạn thấy bày ra các quy định tương ứng với mục Grid trên cây hệ thống. Để quy định khoảng cách giữa hai mắt lưới, bạn chọn Spacing. Bấm vào Frequency, bạn có thể điều chỉnh tần suất của lưới định vị, tức là số mắt lưới ứng với một đơn vị của thước đo. Khi dùng đơn vị đo khá nhỏ (như pixel, point hoặc mi-li-mét chẳng hạn), bạn nên quy định tần suất của lưới là trị số nhỏ hơn 1 để tránh làm cho mắt lưới quá dày đặc. | ||
Hình 2 | ||
Trên hộp thoại Options, bạn còn thấy có hai quy định loại trừ nhau (bạn chỉ có thể chọn một trong hai): | ||
Show grid as lines: Hiển thị lưới định vị dưới dạng các đường chấm chấm (như bạn thấy rồi đó). Nếu bạn là họa viên kỹ thuật quen làm việc trên giấy kẻ ô, có lẽ đây là khả năng tốt lành. | ||
Show grid as dots: Chỉ hiển thị những mắt lưới. Cách hiển thị này đỡ rối mắt hơn cách vừa nêu. | ||
Nếu ta bật nút Show grid as dots, nút bấm Show grid as lines tự động tắt. Người ta thường quen gọi các nút "tròn tròn" đi với nhau thành bộ, trong đó mỗi lúc chỉ có một nút ở trạng thái bật, là các nút đài (radio button), tức là nút bấm trên cái "đài" (cái ra-đi-ô í mà!). | ||
Bật nút đài Spacing |
| |
Bấm-kép vào ô Horizontal và gõ 1 | Quy định khoảng cách ngang giữa 2 mắt lưới liên tiếp là 1 cm | |
Bấm-kép vào ô Vertical và gõ 1 | Quy định khoảng cách dọc giữa 2 mắt lưới liên tiếp là 1 cm | |
Bật nút đài Show grid as dots |
| |
Chọn OK | Đóng hộp thoại Options | |
Dùng công cụ Rectangle Tool để vẽ hình khung rộng 7 cm, cao 5 cm | Việc tạo hình khung với kích thước cho trước trở nên dễ dàng nhờ có lưới định vị thích hợp và chế độ "bắt dính vào lưới" | |
Gõ phím De-lete | Xóa hình khung vừa vẽ | |
| ||
Đường gióng | ||
Ngoài lưới định vị, Corel DRAW còn có phương tiện khác giúp bạn định vị dễ dàng hơn nữa, đó là đường gióng (guideline). Bạn có thể đặt đường gióng ngang dọc trên bản vẽ để phân chia trang in thành nhiều khu vực, tựa như ta kẻ tạm những đường chì mờ mờ trên giấy với mục đích đánh dấu các bộ phận của bản vẽ. Nhiều người ưa thích dùng đường gióng để định lề cho bản vẽ, tự nhắc mình không để hình ảnh nằm sát biên trang in (không chỉ mất đẹp mà còn không an toàn vì máy in thường không thể in sát biên trang giấy). Cũng như lưới định vị, đường gióng không thuộc về bản vẽ, do đó không xuất hiện trên giấy khi bạn in bản vẽ. | ||
Để tạo đường gióng ngang, bạn trỏ vào thước đo ngang và kéo dấu trỏ của chuột (dấu trỏ mũi tên) vào miền vẽ. Tương tự, bạn "kéo ra" đường gióng dọc từ thước đo dọc. | ||
Trỏ vào thước đo ngang, kéo dấu trỏ vào miền vẽ | Bạn thu được một đường gióng ngang | |
Bạn thấy rõ đường gióng là đường thẳng có nét đứt đoạn ("gạch gạch") | ||
Trỏ vào thước đo dọc, kéo dấu trỏ vào miền vẽ | Bạn thu được một đường gióng dọc | |
Thao tác như trên chắc sẽ làm cho bạn có cảm giác thước đo là nơi "sản xuất" đường gióng. Mà quả thật, bạn có thể "lấy" bao nhiêu đường gióng tùy ý từ thước đo, cứ như làm ảo thuật vậy. | ||
Trong trường hợp muốn có đường gióng dọc ứng với vị trí nào đó trên thước đo ngang, bạn trỏ vào vị trí ấy, ấn giữ phím Alt khi kéo dấu trỏ từ thước đo ngang. Tương tự, ấn giữ phím Alt khi kéo dấu trỏ từ thước đo dọc, bạn dễ dàng thu được một đường gióng ngang tại vị trí đã định. | ||
Trỏ vào vị trí nào đó trên thước đo ngang, ấn giữ phím Alt và kéo dấu trỏ vào miền vẽ | Bạn thu được đường gióng dọc tại vị trí đã định trên thước đo ngang | |
Trỏ vào vị trí nào đó trên thước đo dọc, ấn giữ phím Alt và kéo dấu trỏ vào miền vẽ | Bạn thu được đường gióng ngang tại vị trí đã định trên thước đo dọc | |
Thế là bạn có 4 đường gióng, 2 ngang, 2 dọc, đại khái như hình 3. Bạn để ý, đường gióng được tạo ra sau cùng có màu đỏ, biểu thị tình trạng "được chọn", phân biệt với các đường gióng không được chọn có màu xanh dương. | ||
Hình 3 | ||
Bạn không cần quá dè dặt, tỉ mỉ trong việc chọn chỗ cho đường gióng khi kéo đường gióng từ thước đo. Ta cứ tự nhiên lấy "ồ ạt" bao nhiêu đường gióng tùy ý từ thước đo rồi di chuyển từng đường gióng đến chỗ cần thiết. Giống như khi thao tác với đối tượng của bản vẽ, bạn có thể chọn đường gióng để di chuyển, quay tròn hoặc xóa bỏ. | ||
Chọn View > Snap To Grid | Chấm dứt chế độ "bắt dính vào lưới" | |
Chọn View > Grid | Cho lưới định vị biến đi | |
Bấm vào công cụ chọn |
| |
Trỏ vào đường gióng ngang màu đỏ | Dấu trỏ biến thành mũi tên hai đầu | |
Kéo đường gióng lên trên hoặc xuống dưới | Di chuyển đường gióng | |
Bấm vào đường gióng đã chọn | Dấu chọn quay xuất hiện | |
Kéo dấu chọn quay | Đường gióng quay tròn | |
Thả phím chuột | Bạn thu được đường gióng nằm nghiêng (hình 4) | |
Muốn chọn nhiều đường gióng cùng lúc, như đã làm với các đối tượng, bạn ấn giữ phím Shift và lần lượt bấm vào các đường gióng cần thiết. | ||
Bấm vào một đường gióng dọc | Chọn đường gióng dọc. Đường gióng được chọn chuyển thành màu đỏ | |
Ấn giữ phím Shift và bấm vào đường gióng dọc thứ hai | Chọn thêm một đường gióng dọc nữa | |
Trỏ vào một trong hai đường gióng và kéo qua trái hoặc qua phải | Cả hai đường gióng được chọn cùng di chuyển | |
Hình 4 | ||
Cũng như trường hợp lưới định vị, ích lợi của đường gióng càng rõ ràng nếu bạn làm việc ở chế độ bắt dính vào đường gióng (snap to guideline), trong đó đường gióng có tác dụng như một... nam châm, nghĩa là có thể "hút" đối tượng gần nó. Để thử nghiệm, ta hãy thử kẻ một đường thẳng dọc theo đường gióng. | ||
Corel DRAW có một công cụ chuyên dùng để kẻ đường thẳng gọi là Freehand Tool , với biểu tượng hình "bút chì". Bạn chỉ cần nắm lấy "bút chì" và bấm lần lượt vào hai điểm nào đó trên miền vẽ để xác định hai đầu mút đường thẳng. | ||
Chọn công cụ Freehand Tool từ hộp công cụ |
| |
Chọn View > Snap To Guideline | Chọn chế độ "bắt dính vào đường gióng" | |
Bấm vào gần giao điểm của đường gióng nằm nghiêng với một đường gióng thẳng đứng | Đầu mút thứ nhất được bắt dính vào giao điểm của hai đường gióng | |
Bấm vào gần giao điểm của đường gióng nằm nghiêng với đường gióng thẳng đứng thứ hai | Đầu mút thứ hai được bắt dính vào giao điểm của hai đường gióng. Bạn thu được đường thẳng như hình 5. | |
Chọn Edit > Se-lect All > Guideline | Chọn mọi đường gióng | |
Gõ phím De-lete | Xóa bỏ mọi đường gióng | |
Hình 5 | ||
Vậy là bạn đã thấy được ích lợi của các phương tiện giúp vẽ chính xác: thước đo (ruler), lưới định vị (grid)và đường gióng (guideline). Nếu phải thực hiện các bản vẽ kỹ thuật, bạn sẽ rất cần đến chế độ bắt dính vào lưới định vị (snap to grid) hoặc bắt dính vào đường gióng (snap to guideline). Cho dù bạn không phải "dân kỹ thuật" mà chỉ "làm văn nghệ", thước đo, lưới định vị và đường gióng vẫn là các phương tiện cần dùng thường xuyên. |
Ý kiến bạn đọc