Hướng dẫn cách nhận biết lỗi phần cứng Laptop

Thứ tư - 12/10/2011 05:32
Bộ chẩn đoán lỗi phần cứng máy tính


                                       



Những bộ chẩn đoán lỗi phần cứng máy tính

Với những ứng dụng hết sức hữu ích, ngày nay chiếc máy vi tính thật sự không thể thiếu đối với chúng ta. Tuy khá hữu ích nhưng đôi khi những chiếc máy này cũng gây không ít khó khăn cho chúng ta khi chúng gặp sự cố hay hỏng hóc ở một bộ phận nào đó. Chẳng hạn như máy không thể khởi động được, màn hình đột nhiên trắng xóa, hay loa kêu lên những tiếng bíp liên tục… mà bạn lại không muốn giao phó “đứa con cưng” của mình cho những anh thợ, hoặc có khi bạn muốn tự sửa chữa máy tính của mình để nâng cao tay nghề.

Nhưng cũng không dể gì biết được chiếc máy của mình bị hư ở chỗ nào, cho dù bạn là người đã có một số kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Để tiện hơn trong việc chẩn đoán bệnh cho chiếc máy yêu quý của mình, bạn có thể dùng card chẩn đoán lỗi mainboard.

Đầu tiên là loại card test dành cho máy để bàn mang mã hiệu PC Analyzer PI0050. Trước hết, bạn cần phải rút phích cắm điện của máy tính ra, sau đó gắn card này vào khe PCI hoặc ISA. Tiếp đến là cắm dây nối từ loa trên mainboard vào card test. Sau khi hoàn tất mọi thứ, hãy cắm điện rồi bật công tắc máy lên. Trên card chẩn đoán có những đèn led thể hiện tình trạng hoạt động của mainboard và các thiết bị gắn vào đó. Cuối cùng là một màn hình hai chữ số thể hiện mã số lỗi. Nếu hệ thống có lỗi, bạn có thể kiểm tra xem lỗi đó do bộ phận nào trên mainboard hư bằng cách đọc mã lỗi hiển thị rồi so vào bảng mã số lỗi trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm.
Chẳng hạn khi test thử, trên màn hình của card test hiện lên chữ C1, tra trên bảng mã số lỗi cho biết :

Code Award BIOS AMI BIOS Phoenix4.0/Tandy3000 BIOS
C1 OEM Specific – Test to size On-board Memory Initialize POST Error Manager

Như vậy, nghĩa là bạn cần kiểm tra lại dung lượng bộ nhớ (đối với Bios của Award). Và cũng cần nhớ rằng, tùy theo loại BIOS mà mã lỗi sẽ cho ra các lỗi khác nhau.

Dành riêng cho dòng máy tính xách tay, loại card test PC Analyzer M04A có thể gắn được vào khe MINI PCI cho phép bạn dễ dàng chẩn đoán lỗi đối với chủng loại máy tính nhỏ gọn những khó sửa chữa này. Đa phần, khe Mini PCI của laptop được thiết kế nằm ở mặt dướt máy. Do đó, bạn sẽ cần tháo nắp đặy mặt sau máy ra để có thể cắm card chẩn đoán này vào. Lưu ý, việc tháo nắp đậy mặt sau máy xách tay có thể làm rách các tem bảo hành từ nhà cung cấp.

Loại card test thứ ba với mã hiệu PC Analyzer L50, thực sự là một lựa chọn hoàn hảo dành cho máy để bàn lẫn máy tính xách tay, cho phép bạn chẩn đoán lỗi mà không cần tháo nắp thùng máy vì có thể gắn thẳng vào cổng máy in (LPT), và nhận nguồn cung cấp năng lượng qua cổng giao tiếp USB. Mọi phương pháp chẩn đoán khi dùng loại card tiện lợi này cũng hoàn toàn không có gì khác biệt so với hai loại kể trên.

Trưòng hợp sau khi đã gắn những card chẩn đoán này vào, mà bạn không đọc được mã lỗi nào cả, thì nguyên nhân có thể là do: bộ chẩn đoán bị hỏng, bộ chẩn đoán không phù hợp với bo mạch chủ của máy tính, khe ISA hay PCI trên máy tính của bạn bị hỏng hay bi dơ, hoặc bạn đã gắn card chẩn đoán chưa đúng vào khe cắm.

Tài liệu đi kèm viết bằng tiếng Anh mô tả rất rõ ràng phương pháp chẩn đoán mã lỗi hệ thống từng bước một theo sơ đồ, hỗ trợ bạn phát hiện hầu hết lỗi phần cứng. Hi vọng với những card chẩn đoán lỗi hệ thống này, bạn sẽ có thể tự tìm và khắc phục các sự cố trên máy tính của mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay6,780
  • Tháng hiện tại176,719
  • Tổng lượt truy cập30,425,805
DỊCH VỤ SỬA CHỮA
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây