CorelDRAW (Bài 45) - Hỏi - Đáp

Thứ tư - 19/10/2011 23:51

CorelDRAW (Bài 45) - Hỏi - Đáp

Theo như tôi hiểu thì không có cách chi để chọn màu chính xác cho bản in trừ khi dùng bảng màu pha như bảng màu PANTONE. Có đúng vậy không?

Thực ra việc chọn màu bằng cách nhìn ngắm trên màn hình vẫn có ý nghĩa nhất định nếu bạn đã định thang (calibrate) màu sắc cho đồng bộ giữa máy quét, màn hình và máy in. Ta thực hiện việc này qua hộp thoạiColor Management (chọn Tools > Color Management). Khi có sự đồng bộ như vậy, màu sắc của hình ảnh lấy từ máy quét sẽ hiển thị tương đối trung thực trên màn hình và màu sắc mà bạn chọn trên màn hình được in ra tương đối trung thực trên máy in. Nói rằng “tương đối” vì mọi hệ thống đều có nhiễu (noise), không thể đạt được sự chính xác 100%. Tựa nhu trường hợp tiếng nói được thu vào mi-crô, khuếch đại bởi am-pli và phát ra ở loa không thể tuyệt đối giống tiếng nói thực nhưng sự sai lệch có thể được hạn chế ở mức chấp nhận được.

Nếu bạn dùng CorelDRAW để trình bày các tài liệu trong văn phòng, chỉ in tài liệu ra giấy thông qua máy in màu để bàn, bạn nên in mẫu màu của mọi màu trong bảng màu mặc định Default CMYK palette (bạn vẽ nhiều hình khung và tô màu lần lượt bằng các màu trong bảng màu ấy). Biết rõ màu in trên giấy trông ra sao, bạn có thể yên tâm chọn màu tương ứng trên màn hình, không nhất thiết phải dùng bảng màu PANTONE.

 

Khi ấn Shift+F11 để mở hộp thoại Uniform Fill, tôi thấy hiện ra thông báo gì đó và phải chọn OK mới thấy được hộp thoại Uniform Fill. Sao lạ vậy?

Chắc là bạn đã ấn Shift+F11 khi chưa chọn đối tượng cụ thể nào. Khi ấy, CorelDRAW hiểu rằng bạn muốn thay đổi quy định mặc nhiên về màu tô của mọi đối tượng, do đó hiển thị hộp thông báo như hình 1. Hộp thông báo ấy chứa ba ô duyệt GraphicsArtistic Text và Paragraph Text, trong đó chỉ có ô duyệtGraphics được bật. Nếu bạn bật luôn ô duyệt Artistic Text và Paragraph Text, màu mà bạn sẽ chọn trên hộp thoại Uniform Fill trở thành màu tô mặc định cho mọi hình vẽ (graphic), cho cả mọi tiêu ngữ (artistic text) và văn bản (paragraph text). Nói chung, một khi bạn chọn màu tô hoặc màu nét mà chưa chọn đối tượng cụ thể, CorelDRAW hiểu rằng bạn muốn chọn màu tô mặc định (default fill) và màu nét mặc định (default outline).


Hình 1

Lúc đầu, màu tô mặc định của mọi hình vẽ trong CorelDRAW là “không màu” và màu nét mặc định là màu đen CMYK. Còn tiêu ngữ có màu tô mặc định là màu đen CMYK và màu nét mặc định là “không màu”. Với hình khung chẳng hạn, ngay sau khi được vẽ ra, hình khung không có màu tô và có màu nét đen. Quy định mặc nhiên như vậy là hợp lý, phải không bạn. Nếu môi trường CorelDRAW của bạn từng bị “quậy tá lả”, rất có thể màu tô và màu nét mặc định đã bị ai đó thay đổi. Kể cũng hơi khó chịu nếu hình khung vừa vẽ đã có ngay màu tô “xanh nhợt” và màu nét “vàng chóe”. Để quy định lại rằng mọi đối tượng mới vẽ không có màu tô, bạn bấm vào chỗ trống trên miền vẽ (để thôi chọn mọi đối tượng) và bấm vào ô có dấu X  ở đầu bảng màu (chọn No Fill). Khi CorelDRAW đưa ra hộp thoại như hình 1, bạn chọn OK là xong.

Tương tự, nếu bạn bị “nấc cụt” khi thấy tiêu ngữ vừa gõ đã có ngay màu “khó ở” nào đó, muốn cho màu tô mặc định của mọi tiêu ngữ là màu đen CMYK “như xưa”, trước hết bạn ấn Shift+F11 khi không có đối tượng nào được chọn. Trên hộp thoại như hình 1 vừa hiện ra, bạn tắt ô duyệt Graphics, bật ô duyệt Artistic Textrồi chọn OK. Sau đó, bạn chọn màu (0C-0M-0Y-0K) trên hộp thoại Uniform Fill (tên màu xuất hiện trong ôName sẽ là Black) và chọn OK.

 

Tôi thấy thao tác tô màu bằng cách kéo màu từ bảng màu và thả vào đối tượng tuy có vẻ hay hay nhưng chẳng ích gì. Sẽ nhanh hơn hẳn nếu ta chọn đối tượng trước và bấm vào màu cần thiết trên bảng màu.

“Trò chơi” kéo và thả màu thực ra không vô bổ như bạn nghĩ đâu. Bằng cách như vậy, bạn có thể tô màuriêng biệt cho từng đối tượng trong một nhóm (group) mà không cần giải thể nhóm đó trước. Nếu bạn bấm vào một nhóm đối tượng để chọn, rồi bấm vào màu nào đó của bảng màu, màu ấy trở thành màu tô cho cả nhóm. Có khi đó là điều bạn không mong muốn.

Xin nói thêm rằng nếu trước khi thả màu, bạn ấn giữ phím Ctrl (chỉ buông phím Ctrl trước khi thả màu), màu mà bạn “cầm” sẽ được trộn 10% vào màu hiện có của đối tượng (màu tô hoặc màu nét tùy bạn chạm vào chỗ nào của đối tượng).

 

Làm sao để đưa thêm màu vào một bảng màu? Làm sao để bỏ đi màu nào đó trong bảng màu?

Bạn có thể đưa màu từ hộp thoại Uniform Fill vào bảng màu. Để thử nghiệm điều này, ta hãy lấy bảng màu tự tạo My Palette. Để dễ quan sát sự thay đổi, bạn hãy kéo bảng màu My Palette ra khỏi vị trí “thường trú” của nó. Cụ thể, bạn trỏ vào bảng màu My Palette (đừng chạm vào ô màu hoặc nút mũi tên), kéo nó vào miền vẽ. Bạn nên kéo dãn bảng màu hết cỡ để thấy các ô cuối của bảng màu (nếu cần). Bạn chọn hình nào đó sẵn có trên miền vẽ rồi ấn Shift+F11 để mở hộp thoại Uniform Fill. Trên hộp thoại Uniform Fill, bạn chọn màu nào đó trong không gian màu, bấm vào nút mũi tên  bên phải dòng chữ Add To Palette, chọnMy Palette.cpl rồi bấm vào Add To Palette. Màu được chọn lập tức xuất hiện ở cuối bảng màu My Palette(hình 2). Cứ thế, bạn có thể thêm các màu khác nữa vào bảng màu My Palette rồi bấm OK hoặc Cancel để đóng hộp thoại Uniform Fill.


Hình 2

Để loại bỏ màu nào đó trong bảng màu My Palette, bạn chọn Tools > Palette Editor. Trên hộp thoạiPalette Editor, bạn bấm vào ô liệt kê trên cùng rồi chọn bảng màu My Palette của ta trên sơ đồ cây (hình 3). Sau đó, bạn bấm vào màu “khó ưa” nào đó trên bảng màu và bấm nút De-lete Color. Khi CorelDRAW hỏi lại rằng có đúng là bạn muốn loại bỏ màu đã chọn hay không, bạn bấm Yes để xác nhận.


Hình 3
 

Hệ màu PANTONE hoặc TRUMATCH được đề ra bởi các hãng bên Mỹ. Vậy “bên mình” mà chọn màu PANTONE thì liệu có ý nghĩa gì?

Có chứ! Màu PANTONE (và màu pha nói chung) có ý nghĩa ngay trong CorelDRAW khi in bản tách màu (chọnFile > Print > Separations > Print separations). Những mảng có cùng một màu PANTONE trong bản vẽ của bạn sẽ được in trong cùng một bản in tách màu. Nói khác đi, mỗi màu PANTONE mà bạn dùng tương ứng với một bản in tách màu (hình 4). Trong bản in tách màu, mảng màu PANTONE có màu đen thui, những mảng được pha nhạt (bằng cách quy định trị số phần trăm trong ô Tint thuộc hộp thoại Uniform Fill) được in dưới dạng mảng chấm đen.


Hình 4

Nếu có sổ màu PANTONE trong tay, bạn dễ dàng diễn đạt màu bạn cần với người pha màu. Chẳng nói đâu xa, chắc bạn hiểu rằng điều này rất quan trọng trong việc in lụa.

Nếu “dị ứng” với màu PANTONE, bạn còn có cách khác nữa. CorelDRAW có 5 màu đặc dụng, luôn luôn cho ta bản in tách màu riêng biệt. Cụ thể, trên hộp thoại Uniform Fill, trong ô liệt kê Palette (hình 5), bạn chọnUser’s Palettes > Custom Spot Colors trên sơ đồ cây. Có sẵn 5 màu để bạn chọn: Corel BlackCorel RedCorel GreenCorel Blue và Corel White. Bạn có thể thêm màu vào bảng màu này nếu cần. Các “màu Corel” trong bảng màu Custom Spot Colors đều cho bản in tách màu riêng biệt (hình 6). Màu cụ thể dùng cho các mảng có “màu Corel” tùy bạn quyết định khi in.


Hình 5

Hình 6

Để tạo bản tách màu trên giấy “can” dùng trong việc in lụa, chúng tôi thường thấy nhiều người dùng CorelDRAW di chuyển các mảng màu khác nhau lên lớp (layer) dành riêng và chuyển chúng thành màu đen trước khi in. Nếu dùng màu PANTONE hoặc “màu Corel”, bạn có thể tách màu nhanh gọn hơn nhiều.


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay8,494
  • Tháng hiện tại133,757
  • Tổng lượt truy cập30,584,269
DỊCH VỤ SỬA CHỮA
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây