Điểm mặt 5 "ông lớn" hải quân ở Ấn Độ-Thái Bình Dương

Thứ tư - 23/01/2013 13:06

 Điểm mặt 5

(Dân trí) - Xét về khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể được giao phó, thì hải quân Hàn Quốc được xếp đầu bảng, trên cả Nhật, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc ở Ấn Độ -Thái Bình Dương.

Điểm mặt 5 ông lớn hải quân ở Ấn Độ-Thái Bình Dương

Dưới đây là xếp hạng 5 quốc gia hải quân lớn nhất ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương theo tờ The Diplomat. Thứ hạng được được xếp theo khả năng thực hiện các sứ mệnh giới lãnh đạo một quốc gia giao phó cho lực lượng hải quân và từ đó thực hiện được các mục tiêu hoạt động cũng như các mục tiêu chiến lược. Theo tờ báo này, quốc gia biển biết kết hợp tốt nhất giữa khát vọng chính trị, quyền lực với chiếc lược và lực lượng của mình có nhiều cơ hội nhất để thực hiện được các mục tiêu của mình. Và điều không kém phần quan trọng là môi trường để “tôi luyện” lực lượng, chỉ số để đánh giá sức mạnh hải quân của một nước có đủ mạnh.

1. Hải quân Hàn Quốc. Các hạm đội Mỹ, Nhật, Trung Quốc thu hút sự chú ý lớn nhưng Seoul lại lặng lẽ tập hợp được một lực lượng hải quân hoàn toàn phù hợp với mục đích khiêm tốn nhất của Hàn Quốc, như đối đầu với Triều Tiên ở vùng biển ngoài khơi nước này, chặn tên lửa Bình Nhưỡng có thể “lạc” sang Hàn Quốc. Hải quân nước này tự hào có một hạm đội tàu khu trục Aegis, cùng với tàu sân bay trực thăng và các tàu chiến tối tân khác. Bộ “giáp sắt” này cho phép hải quân Hàn Quốc tham gia vào những chuyến “phiêu lưu” biển cùng với hải quân Mỹ và các lực lượng tiên tiến khác và hoàn toàn có thừa khả năng thực hiện tốt những sứ mệnh được giao phó.

2. Lực lượng phòng vệ biển Nhật (JMSDF): Giống như Hải quân Hàn Quốc, JMSDF có quy mô khiêm tốn song lại được trang bị tối tân, với tàu khu trục Aegis, tàu sân bay hạng nhẹ, và một lực lượng tàu ngầm diesel ưu tú. Lực lượng này cũng có lợi thế là có thể phối hợp với hải quân Mỹ. Liên minh an ninh Mỹ-Nhật không chỉ hỗ trợ về quốc phòng cho Nhật mà còn tôi luyện cho khả năng và chiến thuật của các thủy thủ, binh sỹ. Trên thực tế JMSDF có thể là cơ quan hàng đầu của châu Á, nhưng do chi tiêu quân sự của Tokyo về mặt không chính thức bị hạn chế trong 1% GDP. Điều này khiến quy mô cũng như tham vọng của JMSDF bị hạn chế vào thời điểm tình hình địa chính trị hiện đang bị xấu đi nghiêm trọng. Nhưng khi chính phủ mới LDP lên nắm quyền, mức trần này có thể được xem xét lại.

3. Hải quân Mỹ: Hải quân Mỹ chắc chắn là lực lượng đối hạm và đối không lỗi lạc nhất thế giới, nhưng sức mạnh của họ lại bị dàn trải khắp toàn cầu, mặc dù họ đã nhấn mạnh đến trục xoay về châu Á. Chính vì vậy, tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vị trí của họ bị đánh giá thấp hơn Nhật và Hàn Quốc. Thay vì chuyển trục xoay tức thì về châu Á, hải quân Mỹ dự kiến sẽ “nhỏ giọt” thêm lực lượng về khu vực trong suốt nhiều năm. Nhưng liệu Washington có tăng tốc quá trình chuyển trục này, tập trung lực lượng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương để phù hợp với chiến lược lấy châu Á làm trung tâm hay không, hiện vẫn là một câu hỏi mở. Và bao nhiêu lực lượng được chuyển đến lại là một câu hỏi khác. Đô đốc J. C. Wylie đã chỉ ra rằng Quốc hội Mỹ đưa ra các quyết định chiến lược dựa theo ngân sách. Và sức mạnh biển là một lựa chọn chính trị, chứ không phải là quyền cơ bản.

4. Hải quân Ấn Độ. Dự án hải quân của New Delhi vẫn tiếp tục đạt tiến bộ “phập phù”. Các vấn đề kỹ thuật với Vikramaditya, tàu Đô đốc Gorshkov, thống lĩnh mặt báo nước này vào năm ngoái. Những khiếm khuyết đó có thể sửa. Nhưng điều đáng lo ngại hơn là tỉ lệ “nội địa”, có nghĩa là khả năng của ngành quốc phòng trong nước thiết kế và sản xuất phương tiện quân sự công nghệ cao, rất thấp. Không thể tự cung ứng nhu cầu của chính mình, quân đội Ấn vẫn tiếp tục mượn đến các nhà cung cấp nước ngoài để vũ trang, tạo ra những thách thức lớn về mua bán, hậu cần, bảo dưỡng cho lực lượng này. Mặt khác, New Delhi cũng tự kiềm chế đáng kể đối với chính sách nước ngoài, gói gọn tham vọng của họ chỉ ở trong tầm với. Vì vậy nếu giới lãnh đạo chính trị kìm tay viết séc, hải quân Ấn không thể có tiền. Nhưng với tình hình hiện nay, Ấn Độ đã có điều chỉnh và đã bắt củng cố lực lượng hải quân.

5. Hải quân Trung Quốc. Giới dõi theo Trung Quốc đã coi hải quân Trung Quốc là lực lượng hàng đầu. Tăng trưởng về kinh tế đã giúp đưa Bắc Kinh trở thành nhà đối thủ chiến lược “đáng gờm” chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chất lượng các tàu và máy của Trung Quốc vẫn bị giới quan sát bên ngoài cho là kém cỏi, phần lớn là do hạm đội hải quân nước này không tích cực phát huy trên biển liên tục như hải quân Mỹ hay JMSDF. Hải quân Trung Quốc vận hành các thiết bị của mình trong “thế giới ngầm” và hiếm khi “lộ thiên” nên giới quan sát khó có thể có đánh giá chính xác. Ngoài ra, trình độ của các thủy thủ Trung Quốc lại là một vấn đề mơ hồ nữa. Chính vì vậy, đánh giá họ ở vị trí cuối bảng so với thủy thủ bốn nước trên hoàn toàn phụ thuộc vào lô-gic: phải cọ sát trên biển nhiều mới có kỹ năng tốt.

Song giới chuyên gia cho rằng vấn đề cốt lõi ám ảnh Bắc Kinh là họ quyết tâm tự chế mọi thiết bị. Tham vọng vươn ra thế giới của nước này vượt quá quy mô và khả năng của hạm đội hải quân. Nếu giới lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục tham vọng vươn khắp thế giới, ra ngoài phạm vi châu Á, từ Nhật ở phía bắc, eo Malacca ở phía nam, thì hải quân Trung Quốc vẫn còn phải tiến một chặng dường dài nữa. Những lực lượng vũ trang rải lực lượng khắp mọi nơi thường tự cảm thấy chỗ nào cũng bị yếu. Giới phân tích cho rằng lãnh đạo Trung Quốc có thể “học tập” sự tự kiềm chế của Ấn Độ về mặt này. Nhưng câu hỏi được đặt ra là, liệu họ có làm vậy không?

Vũ Quý

Theo The Diplomat

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay9,288
  • Tháng hiện tại187,626
  • Tổng lượt truy cập30,436,712
DỊCH VỤ SỬA CHỮA
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây