Mainboard: Cách kiểm tra Mosfet

Thứ bảy - 18/12/2010 22:02
Chức năng của đèn Mosfet trên Mainboard Trên Mainboard ta thường thấy đèn Mosfet được sử dụng rất nhiều, chúng được sử dụng trong mạch điều khiển nguồn cấp cho CPU, cho Chipset và RAM

 

 

Cấu tạo của đèn Mofet

Đèn Mosfet được cấu tạo từ các chất bán dẫn N-P-N, chúng được cấu tạo bởi 3 cực:

  • Cực nền (Drain) – D
  • Cực nguồn (Source) – S
  • Cực cổng (Gate) – G

 

Đặc điểm của Mosfet ngược (dùng trên Mainboard)
- Từ chân G sang chân S là cách điện
- Từ chân G sang chân D là cách điện
- Từ chân D sang chân S (khi cấp dương vào D) thì còn phụ thuộc vào điện áp chân G
Nếu điện áp chân G > điện áp chân S thì đèn dẫn (khi cấp dương vào D, âm vào S)
Nếu điện áp chân G < = điện áp chân S thì đèn tắt
=> Như trên là đèn tốt.

Các trường hợp đèn hỏng
- Nếu đo từ chân G sang chân S mà có trở kháng thấp => là đèn chập G-S
- Nếu đo từ chân G sang chân D mà có trở kháng thấp => là đèn chập G-D
- Nếu điện áp chân G dương hơn chân S mà đèn không dẫn (khi cấp dương vào D, âm vào S) => là đèn đứt D-S
- Nếu điện áp chân G nhỏ hơn hoặc bằng điện áp chân S mà đèn vẫn dẫn => là đèn bị chập D-S
Nguyên lý hoạt động của đèn Mosfet

Phương pháp đo kiểm tra đèn Mosfet trên Mainboard

Đo xem đèn Mosfet có bị chập không ?
- Khi đo trực tiếp các đèn Mosfet trên Mainboard, bạn chỉ xác định được là đèn có bị chập hay không chứ không xác định được chất lượng của đèn
- Cách đo như hình minh hoạ dưới đây.

Giải thích kết quả của phép đo như sau:
- Khi đo trực tiếp Mosfet trên Mainboard bạn để đồng hồ ở thang X1
- Đo vào cực D và cực S, đảo chiều que đo hai lần

=> Nếu hai chiều đo thấy:
- Một chiều kim chỉ lên một chút
- Một chiều lên gần hết thang đo
=> Là đèn có D – S không bị chập

=> Nếu cả hai chiều đo thấy kim lên bằng 0 Ω là Mosfet bị chập D – S

Như minh hoạ ở trên ta thấy rằng
- Đèn số 1 – không bị chập
- Đèn số 2 – bị chập D – S

4.2 – Đo kiểm tra chất lượng của đèn Mosfet
- Để kiểm tra được chất lượng của đèn, bạn cần tháo hai chân G và S ra khỏi mạch in, sau đó chỉnh đồng hồ ở thang 1 KΩ và đo như sau:

Các trường hợp sau là đèn Mosfet bị hỏng 
- Đo giữa G và S thấy có trở kháng thấp => Là đèn bị rò hoặc chập G-S
- Đo giữa G và D thấy có trở kháng thấp => Là đèn bị rò hoặc chập G-D

- Sau khi đã nạp dương cho G (để mở mosfet) mà đo ngược D-S đèn không dẫn => Là đứt D-S
- Sau khi đã nạp âm cho G (để khoá mosfet) mà đo ngược D-S mosfet vẫn dẫn là chập D-S

Lưu ý: Khi đo chất lượng mosfet chỉ cho kết quả chính xác khi bạn gỡ chân G và S ra khỏi mạch in

Ứng dụng của Mosfet trên Mainboard

5.1 – Mosfet được sử dụng để khuếch đại dòng điện trong các mạch ổn áp

Ở trên là mạch ổn áp nguồn cho RAM, Mosfet đóng vai trò khuếch đại dòng điện, IC khuếch đại thuật toán LMV358 thực hiện điều khiển điện áp ở chân G, mạch có tác dụng cung cấp một điện áp ổn định với dòng điện tương đối lớn.

5.2 – Mosfet kết hợp với cuộn dây thực hiện đóng mở điện áp một chiều thành dạng xung có rộng xung thay đổi được từ đó có thể tăng hay giảm điện áp đầu ra so với điện áp đầu vào theo ý muốn.

 

5.3 – Mosfet nhỏ được sử dụng thay cổng đảo

 

Các Mosfet nhỏ trên Mainboard được sử dụng để thay thế các cổng đảo, khi chân G có điện (giá trị logic 1) thì Mosfet dẫn và chân D mất điện áp (cho giá trị logic 0) và ngược lại

Đặc điểm của các Mosfet trên Mainboard

- Đặc điểm của Mainboard là sử dụng điện áp thấp nhưng dòng lớn
Ví dụ: các đường điện áp

  • 12V có dòng tiêu thụ khoảng 2 đến 3A
  • 5V có dòng tiêu thụ khoảng 1A
  • 3,3V có dòng tiêu thu khoảng 4A
  • CPU sử dụng điện áp khoảng 1,5V nhưng có dòng tiêu thụ lên đến 10A

=> Vì vậy các đèn Mosfet trên Mainboard thường có điện áp chịu đựng thấp nhưng dòng tiêu thụ lớn, bạn không thể sử dụng các đèn Mosfet trên Monitor để thay thế vào Mainboard được.

 

Ví dụ 1 : Một đèn Mosfet trên Mainboard có các thông số như sau:

 

  • Điện áp chịu đựng giữa D – S chỉ có 30V
  • Dòng đi qua mối D – S lên đến 42 A


Ví dụ 2 : Đèn Mosfet IRF-630 được sử dụng phổ biến trên mạch tăng áp của Monitor lại có các thông số:

  • Điện áp chịu đựng giữa D-S là 200V nhưng
  • Dòng chịu đựng giữa D-S chỉ có 9A,
  • Trở kháng D-S khi đèn dẫn nhỏ hơn 0,4Ω

Nhận biết các đèn Mosfet
 

Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1 – Trên Mainboard đèn Mosfet thường được sử dụng để làm gì ?

Trả lời: Trên Mainboard đèn Mosfet thường được sử dụng trong các mạch ổn áp như mạch ổn áp nguồn cho CPU (mạch VRM), mạch ổn áp nguồn cho Chipset, mạch ổn áp nguồn cho RAM, mạch ổn áp cho Card Video.

Câu hỏi 2 – Đèn Mosfet trên Mainboard có hay bị hỏng không và thường hỏng ở dạng gì ?

Trả lời: Đèn Mosfet trên Mainboard tương đối hay hỏng vì chúng làm việc ở dòng điện lớn và thường hỏng khi các linh kiện tiêu thụ điện áp do Mosfet cung cấp mà bị chập.
Ví dụ: – Đèn Mosfet ổn áp nguồn cho RAM thường bị chập hay nổ khi RAM hoặc chân RAM bị chập đường Vcc.
- Đèn Mosfet của mạch VRM (ổn áp nguồn cho CPU) có thể bị chập khi CPU bị chập nguồn hoặc khi nguồn ATX dâng điện.

Câu hỏi 3 -Khi hỏng đèn Mosfet trên Mainboard thì thường sinh ra những bệnh gì ?

Trả lời: – Khi một trong các đèn Mosfet của mạch VRM (ổn áp cho RAM) mà bị chập => sẽ sinh hiện tượng: khi bật công tắc, quạt nguồn ATX quay khởi động (quạt lắc lư hoặc quay được 1 – 2 vòng) rồi tắt.

- Khi đèn Mosfet cấp nguồn cho RAM bị nổ hoặc hỏng => sẽ gây mất nguồn Vcc cho RAM dẫn đén hiện tượng máy có những tiếng Bíp dài báo lỗi RAM khi bật công tắc, thay RAM khác vẫn không được.

- Khi đền Mosfet cấp cho RAM bị chập thì điện áp cấp cho RAM tăng lên và RAM sẽ bị hỏng liên tục.

 

Bàn thảo của 

- Bài này theo tôi là quan trọng nhất khi học sửa mainboard. Nếu căn bản điện tử vững thì không bàn thêm. Không biết cách đo MOSFET nên quên đi chuyện “sửa mainboard”.

- Nhớ lại thời điểm năm 1997 khi tôi tự tay phá hư 1 cái mainboard 386 do táy máy tay chân tháo rời từng linh kiện của bộ máy trị giá gần 4 tháng lương thời điểm đó của tôi. Dẫu có ý đồ tự tháo lắp, ghi chú ra giấy từng chi tiết nhỏ nhưng sơ xuất duy nhất là cặp cáp cắm nguồn lên main board (theo chuẩn AT) không thể cắm ngược được vì nó có chấu phía sau và có ngàm chống cắm sai. Kết quả là tịt ngòi mainboard không chạy được sau khi đã ráp lại hòan chỉnh và cắm điện bật nguồn lần đầu tiên. Từ đó tôi bắt đầu nghiên cứu “sửa mainboard” sau khi tốn $20 cho bài học đầu tiên.

- Vào thời điểm trước năm 1999 “card test mainboard” phải mua từ nước ngòai về với giá khoảng $150. Sau đó mới có hàng “Đài Loan” nhập qua giá rẻ hơn chừng $50 là có một card lọai ISA & PCI như các card test main Trung Quốc hiện nay. Một anh đồng nghiệp (dân thợ Nhật Tảo nhưng là sinh viên Bách Khoa) đã mày mò và chế ra “card test main” made in Viet Nam với giá hữu nghị hơn chừng $15. Thì lúc này nhiều kỹ thuật viên trang bị “card test main” cho mình hơn trong đó có tôi.

- Vào “Thời kỳ đồ đá” của bộ môn “sửa mainboard” này cả Tp. HCM chỉ có vài người “biết sửa”. Do họ là dân điện tử nên mày mò sửa cũng rất bình thường. Lớp thứ 2 là “sửa mò” cách “mò” cũng rất đơn giản đo tòan bộ MOSFET trên main con nào chập thì thay. Chiêu thứ 2 là “nạp lại BIOS” hết. Chiêu “đo toàn bộ MOSFET” cũng khá thành công vào thời điểm đó chiếm 60% – 70%

- Kể đến đây chắc mọi người hiểu tại sao tôi nói “bài này quan trọng nhất” rồi nhé. Tui không x úi mọi người học cách sửa mò này. Nhưng pan chết MOSFET theo tôi chiếm hơn 50% vì vậy biết đo MOSFET là sửa được trên 50% rồi đó.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay8,116
  • Tháng hiện tại178,055
  • Tổng lượt truy cập30,427,141
DỊCH VỤ SỬA CHỮA
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây