Lý do thứ nhất:
Do môi trường làm việc tại Việt Nam là khu vực nhiệt đới cho nên độ ẩm trong không khí tương đối cao, kết hợp với điều kiện môi trường có độ ô nhiễm, bụi bẩn cao. Laptop sau 6 đến 12 tháng hoạt động, lượng bụi tích tụ trên bo mạch chủ, két lại trên quạt tản nhiệt rất lớn, làm giảm hiệu xuất làm mát cho laptop. Với lượng bụi lớn thường đóng mảng trên bo mạch chủ khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết ẩm ướt (mùa nồm) tạo thành những mảng dẫn điện lớn làm chập cháy, đoản mạch. Kết quả làm hư hại (có thể hỏng hẳn) chiếc Laptop yêu quý của bạn.
Một số hình ảnh minh họa về mức độ bụi bẩn trên Mainboard:
Lý do thứ 2: Sau thời gian sử dụng từ 6 đến 12 tháng lượng bụi tích tụ, vón cục lại trên heatsink rất lớn, tạo thành một tổ chức bụi phủ kín cũng như che lấp toàn bộ khe tản nhiệt trên heatsink, làm mất tác dụng của hệ thống tản nhiệt. Ngoài ra mỡ tản nhiệt (hay còn gọi là keo tản nhiệt) bị khô lại, mất dần khả năng tản nhiệt, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ của CPU và chipset. Một số hình ảnh minh họa về mức độ bụi bẩn trên hệ thống tản nhiệt "heatsink": Lý do thứ 3: Sau thời gian sử dụng trên 6 tháng, quạt làm mát sẽ bị khô dầu (có thể do bụi) làm ảnh hưởng đến tốc độ làm mát (do số vòng quay giảm đi) ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ làm mát cho bộ phận tản nhiệt. Ngoài ra quạt còn gặp những trục trặc như kêu rất to khi hoạt động, có trường hợp quạt ngưng hẳn không quay, trong những trường hợp này cảnh báo: không nên tiếp tục sử dụng, cần mang đến trung tâm sửa chữa laptop VDC gần nhất để kiểm tra và vệ sinh tổng thể cho laptop. Chú ý: Có nhiều dòng laptop (đặc biệt là IBM-Lenovo Thinkpad) khi hệ thống tản nhiệt có vấn đề lập tức xuất hiện cảnh báo "Fan error". Khi gặp cảnh báo này có thể bạn không thể tiếp tục sử dụng laptop được mà phải sử lý để hết cảnh báo trên mới có thể tiếp tục sử dụng trở lại như bình thường. Đây là một hệ thống cảnh báo tiên tiến mà không phải hãng nào cũng có, nhờ có hệ thống cảnh báo này mà máy của bạn luôn phát hiện lỗi hệ thống tản nhiệt kịp thời nhất, tránh ảnh hưởng đến sự hư hại chipset do lỗi quá nhiệt gây lên.
Một số hình ảnh, thao tác và các bước vệ sinh Laptop: Chú ý: Khi thực hiện
vệ sinh laptop bạn phải hết sức cẩn thận và chú ý bởi phần lớn hệ thống tản nhiệt của Laptop hiện nay được thiết kế nằm sâu trong khung máy, rất khó tháo ra, thường phải tháo toàn bộ máy mới tháo bỏ được hệ thống tản nhiệt này. Chính vì sự bất tiện này nên mạnh dạn tư vấn các bạn không nên tự ý
vệ sinh chiếc laptop yêu quý của bạn mà nên mang ra các trung tâm cứu hộ gần nhất để thực hiện dịch vụ này. Đặc biệt đối với các dòng Laptop có tiểu sử chạy nóng như HP DV2000; DV6000; DV9000; DV4; HP TX1000; TX2000; Dell vostro 1400; 1500; Dell XPS 1330; các dòng laptop sử dụng CPU AMD và các dòng laptop sử dụng VGA rời mang các mã như Gefore Nvidia Go6150-N-A2; G86-620-N-A2; G86-621-N-A2; G86-630-N-A2; G86-631-N-A2; Go7200-N-A2; Go7200-B-N-A2; Go7300-N-A2; Go7300-B-N-A2; Go7400-N-A2; Go7400-B-N-A2; Nvidia MCP67M-A2; MCP67MV-A2; MCP77MV-A2. Khi mang về sinh nên đề xuất các trung tâm bảo dưỡng giúp bạn chêm thêm một miếng đồng mỏng nguyên chất + keo tản nhiệt trực tiếp lên lưng các dòng chipset trên kết hợp sử dụng thêm 01 đế tản nhiệt loại lớn để đảm bảo laptop của bạn luôn mát. Đừng để Laptop của bạn bị overheating như hình ảnh minh họa sau: