Core i3 2100 + Pentium G620 / G840 + Celeron G530: Kiềng 3 chân vững chắc của Intel
admin Dũng
2011-10-14T03:49:10-04:00
2011-10-14T03:49:10-04:00
http://suachuamaytinh.vn/CPU-bo-vi-xu-ly/Core-i3-2100-Pentium-G620-G840-Celeron-G530-Kieng-3-chan-vung-chac-cua-Intel-625.html
/themes/default/images/no_image.gif
SỬA MACBOOK SỬA CHỮA MACBOOK IMAC MAC PRO CHỮA LAPTOP HÀ NỘI
http://suachuamaytinh.vn/uploads/shop-cong-nghe-vdc.png
Thứ sáu - 14/10/2011 03:47
Post 1 - Intel CPU G620, G840, I3 2100
Post 2 - MSI Mainboard H61M-E23
Post 3 – System Spec/ Windows7 Index Score
Post 4 – Everest/ 3DMark06/ 3D Vantage
Post 5 - DVMC 4 (Low / High setting)
Post 6 - Crysis WH (Min – Max fps)
Post 7 - HD Encode MediaEspresso 6.5
Post 8 - HD Play - CPU / GPU load
Post 9 - Temp / Power
Post 10 – Final
I. Intel CPU G620, G840, I3 2100 Nền tảng socket 1156 mặc dù là một bước thay đổi lớn với những CPU có hiệu năng cao, nhưng vòng đời của nó quá nhắn khi Intel sớm đưa ra những bộ vi xử lý Sandy Brigde socket 1155 với khả năng thay thế cả socket 775 + 1156.
Intel đang tiến hành trải rộng những CPU Sandy Brigde socket 1155 của mình từ mức giá thấp nhất cho tới cao nhất hiện nay (tạm chưa tính socket 2011).
Trong tay tôi hiện có 3 cpu là Peintium G620, G840, Core i3 2100 giành cho thị trường phổ thông, sắp tới còn có Celeron G530 giành cho thị trường giá rẻ. Intel có thể bỏ đi nhưng cái tên như Core 2 Duo, Core 2 Quad nhưng lại giữ khư khư cái tên Celeron và Pentium chứng tỏ sự thành công của thương hiệu này.
Hộp của 3 CPU này có kích thước bằng nhau, core i3 trông pro hơn còn Pentium thì mầu sắc dại dại không nổi trội cho lắm, những logo in trên hộp kia nếu thích bạn có thể tìm thấy ở cuối cuốn sách đi kèm trong hộp, bóc ra để… dán vào đâu thì dán như cái điện thoại của tôi có tới 3-4 con Core i3, i5 Inside
Nhìn bên ngoài cả mặt trên và dưới thì 3 CPU này không khác gì nhau, chính xác tới từng gốc đồng và con trở - chỉ có thể nhận diện chúng qua tên được in trên nắp cpu mà thôi. Theo tôi chi phí sản xuất của những CPU này hoàn toàn như nhau, công việc sau đó của intel là hạ thấp hoặc disable từng thứ đi để thành CPU khác. (biết đâu cũng có trò unlock)
Quạt đi kèm Box vẫn theo hình thức truyền thống của Intel nhưng đã có rất rất nhiều chi tiết thay đổi so với trước đây dễ nhận thấy nhất là càng này nó càng mỏng đi, ít nhôm hơn. Có một chi tiết trên quạt cố tỏ ra nguy hiểm đó là đầu cánh quạt rất nhọn, chú ý không chạm tay vào lúc nó đang quay có chỉ số Agi cao thì bạn dính đòn là chắc chắn.'
II. Mainboard MSI H61M-E23 (B3)
Để đi cùng với G620, G840, I3 2100 thì có thể lựa chọn các dòng main H61, H67 là phù hợp. Hiện tại tôi đang có bo mạch chủ MSI H61M-E23 để test.
1. Tổng quan:
Hộp hình vuông nhỏ nhắn được dán mác HDMI nhờ có cổng giao tiếp này trên main, stepping B3, tích hợp hệ điều hành Winki3 dựa trên mã nguồn mở, thêm một tem dán về công nghệ OC Genie II với khả năng ép xung ngay lập tức. Tuy nhiên main H61 không OC CPU được, bạn chỉ có thể OC card đồ họa tích hợp nằm trong những CPU Sandy Bridge.
Vốn sản xuất cho thị trường phổ thông nên không trông cậy gì nhiều ở phụ kiện của MSI H61M-E23. Chỉ có đĩa driver, chặn main, quyển sách hướng dẫn sử dụng và 2 sợi cab dữ liệu Sata mầu đỏ cũ kỹ. MSI nên học theo Asus chăm chút hơn về phần này, sợi cab của Asus H61 có mầu đen đầu trắng trông khá là pro.
Toàn bộ main sử dụng tông đen, đen luôn cả khe ram thôi tôi thấy không đẹp bằng việc để nó xanh như khe PCI-E. Tụ rắn của Nhật được sử dụng tại những vụ trí quan trọng như phase nguồn cho CPU, RAM, Chipset.
Với một thiết kế các hãng thường làm thành nhiều main chênh lệch nhau chút về thông số kỹ thuật. • MSI H61MA-E35 (B3)
• MSI H61MU-E35 (B3)
• MSI H61M-E33 (B3)
• MSI H61M-E23(B3)
H61M-E23 (B3) nằm là main thấp nhất trong Series H61 Entertaiment của MSI cho nên trên nó có nhiều thành phần đã bị loại bỏ nhằm thiết lập ở mức giá thấp hơn.
2. Chi tiết
Khu vực CPU sử dụng tụ rắn Nhật bản, cuộn cảm lõi ferrit và mosfet quen thuộc của hàng Nikos. Thời gian một hai năm gần đây MSI luôn sử dụng socket do Lotes sản xuất. Nắp che socket có thay đổi kiểu nắp nhựa úp lên trên khung kinh loại thay vì nằm dưới như trước đây, việc này giúp tránh chạm nắp socket vào làm cong các chân đồng trong quá trình tháo lắp.
Main sử dụng đầu cấp nguồn 4Pin cho CPU, một số main H61 sử dụng đầu cấp nguồn 8 pin nhưng theo tôi là vô tác dụng bởi điện năng tiêu thụ thực tế của cpu sandy bridge rất thấp, nhất là chúng lại không ép xung được gì mấy trừ khi dòng K cao cấp. Tại vị trí này vẫn còn trống chỗ cho chip Nec USB 3.0 đã bị bỏ bớt đi, model đầy đủ của nó chính là MSI H61MU-E35 (B3)
2 Khe ram là đặc trưng của mainboard chipset H61, hỗ trợ dual chanel ddr3 bus 1066 và 1333 tùy dòng CPU. Phase cấp nguồn cho ram linh kiện tương tự như của CPU. Chân nguồn 24Pin nằm sát mép main tiện đi đây, tại khu vực này không còn giao tiếp ổ cứng IDE hay ổ mềm, những giao tiếp cũ này hiện nay rất ít hãng main còn giữ bởi xu hướng thay đổi thiết bị.
Một khe PCI-E x16 2.0 để sử dụng cho người có nhu cầu nâng cấp thêm 1 card hình rời, 2 khe PCI-E x1 sử dụng cho các thiết bị mở rộng dùng giao tiếp này. Khe cuối cùng là PCI truyền thống vốn Intel đã loại bỏ khỏi chipset H61 để thúc đẩy sử dụng các thiết bị PCI-E x1 nhưng người sử dụng đôi khi vẫn không theo kịp vẫn cần tới khe PCI. MSI trang bị thêm PCI này bằng con chip của hàng thứ 3: Asmedia ASM1830 để phục vụ cho những ai có nhu cầu (như tôi thì không vì với tôi main càng nhiều pci-e x1 càng tốt )
Tản nhiệt chipset khá nhỏ mang hình dáng cơ bản với các răng chĩa thẳng lên, chi tiết này làm cho main trông không được chất lắm. MSI nên sử dụng dạng tản nhiệt cách điệu chút như đối với main H55 của họ trước đó hoặc một kiểu dáng nào mới hơn để hài lòng những người đặt yếu tố thẩm mĩ lên trước.
Main cung cấp 4 cổng Sata2 với 2 cổng thẳng đứng, 2 cổng đặt nằm để phù hợp với 2 kiểu đi đây trong thùng máy. Với tôi thì thói quen giấu dây cho gọn thích hợp kiểu cổng nằm hơn.
Nằm trong dòng Entertainment - H61M-E23 rất ưu tiên về mặt cổng xuất hình, nó có đủ Dsub cho giao tiếp cũ, thêm DVI cho nhu cầu dùng 2 màn cùng lúc và cổng HDMI cho ai cần sử dụngcả màn hình TIVI để xem phim độ nét cao từ máy tính – việc sử dụng máy tính làm nguồn phát phim HD không còn xa lại gì trong thời gian gần đây từ sinh viên cho tới đại gia.
III. System Spec, Windows7 Index Score
1. MSI H61M-E23 + Intel G620 + G.Skill 2x2GB bus 1333
Với các linh kiện trên khi vào hệ điều hành bộ nhớ ram nhận mặc định bus 1066 cas7, card đồ họa tích hợp có tên Intel HD Graphic mà CPU-Z nhận tên là HD 1000 (GT1), theo thông số trên website intel cung cấp thì nó đơn thuần chỉ có tên là Intel HD Graphic mà thôi.
| Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x617. |
Window7 chấm được 5.1 điểm tổng, điểm CPU là 6.4
2. MSI H61M-E23 + Intel G840 + G.Skill 2x2GB bus 1333
Lên đến G840 thì intel mới cho nhận DDR3 mặc định được bus 1333, mức xung G840 cao hơn chút còn lại là hoàn toàn giống với của G620.
| Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x616. |
Window7 chấm được 5.2 điểm tổng, điểm CPU là 6.7 cao hơn chút so với G620
3. MSI H61M-E23 + Intel i3 2100 + G.Skill 2x2GB bus 1333
Theo thông số của Intel thì I3 2100 mang trong mình iGPU HD 2000, những thông số mà GPU-Z và CPU-Z hiển thị thì hoàn toàn giống với ở G620, G840 có nghĩa là nhân đồ họa của chúng như nhau, sức mạnh đồ họa tích hợp lúc này mạnh hay yếu chỉ phụ thuộc vào tốc độ của bộ nhớ ram chia sẻ. Với nhân CPU thì i3 2100 đã được nâng xung lên 3.1GHz, chia 4 luồng xử lý còn bộ nhớ ram nhận mắc định full bus 1333.
| Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x659. |
Window7 chấm được 5.2 điểm tổng, điểm CPU là 7.1 cao hơn khá nhiều so với G620
Điểm số CPU thể hiện khá rõ khả năng và cách biệt sức mạnh của 3 CPU trong bài viết, G620 thấp nhất do mức xung chỉ là 2.6GHz, G840 mạnh hơn với mức xung nhịp 2.8GHz, i3 2100 có mức xung cao 3.1GHz ngoài ra trang bị thêm HT chia 4 luồng xử lý nên mạnh nhất trong 3.
IV. Everest / 3DMark06/ 3DMark Vantage
1. Everest Memory (Aida64)
Ram sử dụng ở đây là 2 thanh G.Skill 2GB Bus 1333 Cas 9. Đối với CPU G840 và i3 2100 thì bộ nhớ ram DDR3 sẽ chạy được mặc định ở bus 1333 cas 9 nhưng khi dùng CPU G620 thì bộ nhớ ram DDR3 sẽ chỉ chạy mặc định ở bus 1066 cas 7 – đây là một thao tác hạ cấp độ CPU để intel trải rộng thì phần của mình hơn.
Việc bị hạ bus ram khiến điểm số benchmark memory của G620 có một khoảng cách không nhỏ so với G820 và i3 2100. Nhưng nếu bạn có biết chút về tinh chỉnh bios MSI H61M-E23 thì việc nâng bus ram lên lại 1333 cực kỳ dễ dàng.
H61M-E23 + (G620 / G840 / i3 2100)
Sandy Birgde tận dụng tốc độ vượt trội của DDR3 rất rất tốt, bạn có thể thấy khác biệt rất rất lớn khi benchmark bằng Everest, so với i3 530 thì tốc độ bộ nhớ trên nền SB nhanh hơn hẳn.
Về điểm bộ nhớ RAM Win7 cho đánh giá bằng điểm nhau khác hẳn với điểm số thể hiện của Everest Benchmark. Tại sao lại như vậy?
Thực tế những ram bus cao tốc độ cao chỉ thể hiện khả năng của nó trong những benchmark tính theo mili giây, nếu chạy những gì lâu lâu dài thì khác biệt tốc độ giữa RAM ddr3 ở các mức bus rất rất ít thậm chí là không nhận thấy. Vì bạn chỉ nên chọn DDR3 cú mức bus > 1600 nếu bạn làm một tay OC chuyên benchmark đọ điểm. Nếu bạn dùng hàng ngày đừng nên cố đấm ăn xôi chọn mua loại ram đắt tiền bus cao như tận 2133 để rồi về không chạy được như mong muốn!
2. 3DMark06 Score
Trong một số đánh giá tôi cho thêm combo H55 + i3 530 và H61 + i5 2500 để dễ thấy tầm sức mạnh của 3 CPU chính trong bài viết.
H61M-E23 + (G620 / G840 / i3 2100)
3Dmark06 có thể thấy được sức mạnh của GPU qua điểm SM2.0 và SM3.0, sức mạnh đồ họa tích hợp giữa 2 nền core i đã khác hẳn nhau với khoảng cách gần như là gấp đôi.
Điểm của card tích hợp trong G620 có phần thấp hơn chút so với G840 do ảnh hưởng từ bộ nhớ ram có mức bus thấp hơn, card tích hợp sử dụng bộ nhớ share từ ram hệ thống cho nên nếu ram chạy bus cao thì hiệu năng card tích hợp này cũng tăng lên.
Theo 3Dmark06 CPU Score thì G620 và G840 yếu hơn I3 530 một chút trong khi đó khoảng cách với tới i5 2500 4 nhân có cách biệt gần như là gấp đôi. Tổng kết Total Score điểm số combo H55 + i3 530 khá thấp do card tích hợp chỉ bằng 1 nửa so với CPU SB, việc card tích hợp đang mạnh dần lên đáp ứng dược hầu hết nhu cầu giải trí dạng cơ bản thì những card đồ họa tầm thấp sẽ không còn đất sống như GT210, HD5450 đáng bỏ hết.
3. 3DmarkVantage
3DmarkVantage nặng hơn khá nhiều nên điểm chênh lệch sức mạnh của VGA không thể hiện rõ rệt, điều này có nghĩa nếu game càng nhẹ thì hiệu năng giữa các vga càng rõ ràng, đến mức nào đó quá giới hạn tầm sức mạnh thì chúng sẽ bê bết như nhau.
H61M-E23 + (G620 / G840 / i3 2100)
V. DVMC 4 (Low / High setting) Devil May Cry IV tôi test ở mức setting 1024x768 truyền thống, phù hợp với tầm của những card đồ họa tích hợp, hiệu ứng chạy ở 2 mức low và high.
Mức High setting thì tất cả CPU đểu đạt được khung hình ở mức cơ bản hơn 24fps chút.
H61M-E23 + (G620 / G840 / i3 2100)
Low Setting hiệu ứng bị loại bỏ khá nhiều nhờ vậy chơi đã nuột khung hình trung bình đều trên 40fps đối với H61 + CPU SB không có hiện tượng giật hình nào nữa. H55 + i3 530 là kết quả tôi test vào thời điểm 1 năm trước mức khung hình nó cho là 34.7 kém một đoạn kha khá so với những cpu SB mới.
H61M-E23 + (G620 / G840 / i3 2100)
VI. Crysis WH (Min – Max fps)
Crysis Warhead khá nặng vì thế chỉ test được mức setting thấp nhất Performance ở Dx9 độ phân giải 1024x768. H61+ Core i5 2500K tỏ ra quá sung với khung hình cao chót vót nhờ HD3000 và cpn CPU cũng khá khỏe.
H61M-E23 + (G620 / G840 / i3 2100)
H61M-E23 + i5 2500K
Hiệu năng của G620/ G840 / i3 2100 gần như ngang nhau với mức chênh lệch rất nhỏ nhưng dù sao cũng tạo được cách biệt cả chục khung hình so với thế hệ Intel core đầu tiên - Min fps bây giờ gần bằng Avg fps trước đây.
Như vậy mức chênh lệch hiệu năng đơn thuần trong các ứng dụng thực tế giữa G620 / G840 / i3 2100 là rất ít. Giá của G620 và G840 tăng tịnh tiến theo mức hiệu năng giữa chúng, G840 có mức xung cao thêm 0.2GHz và bộ nhớ DDR3 chuẩn ở bus 1333.
Đối với Core i3 2100 thì nó không còn tịnh tiến đơn thuần, xung nó khá cao 3.1GHz cho 2 nhân và công nghệ HT với 4 luồng xử lý, bạn có thể thấy 3Dmark 06 và 3Dmark Vantage đánh giá rất cao nó so với G620/ G840
VII. Media Espresso – encode video
Ngoài lý do trên để intel đặt mức giá phân cấp i3 2100 cao hơn hẳn 2 conPentium SB thì i3 2100 còn sử hữu thêm một công nghệ mà khiến vô khối người thực sự ngạc nhiên lúc nó ra mắt đó là khả năng convert video cực nhanh của GPU gọi là Intel Quick Sync.
Để dùng được Intel Quick Sync bạn cần một CPU SB từ core i3 trở lên, bo mạch chủ hỗ trợ tận dụng GPU tích hợp và phần mềm kích hoạt được tính năng này.
Kích hoạt Intel QuickSync bằng cách chọn Enable Hardware Encoding trong setting Media Espresso
Tôi chọn phần mềm Media Espresso để convert một tập phim City Hunter nặng 1.5GB thời gian chiếu dài hơn 1 giờ bản full HD tải từ web KTS thành định dạng thấp hơn để upload lên web youtube cho nhanh. Nếu đơn thuần dùng CPU Convert thì G620 mất tận 143 phút, G840 mất 129 phút đều hơn 2 tiếng mới xong, còn lâu hơn cả thời gian chạy của tập phim này. I3 2100 nếu đơn thuần dùng CPU đển convert thì cũng mất tận 92 phút vẫn gấp rưỡi thời gian của bộ phim.
H61M-E23 + (G620 / G840 / i3 2100)
Trong khi đo chỉ cần Enable Hardware Encoding để bật Quick Sync tận dụng GPU và thực hiện việc này mất vọn vẹn 8 phút so với ban đầu là 93 phút nếu dùng CPU i3 2100. Nghĩa là chờ Core i3 2100 convert xong một tập phim thì iGPU tích hợp của nó đã xong tới 11 tập rồi, nếu so với những CPU như G620, G840 thì cách biệt quá quá lớn.
Enable Hardware Encoding xong chỉ mất 8 phút xong phim
G620 và G840 cũng được phần mềm Media Espresso cho Enable Hardware Encoding, nhưng khi chạy thì lập tức bị chớp hình và báo lỗi Display driver stopped… nghĩa là Intel đã khóa tính năng này không cho hoạt động trên các CPU Pentium socket 1155.
| Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x700. |
| Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x788. |
Mặc dù Enable Hardware Encoding check được nhưng khi chạy máy báo lỗi ngay.
VIII. HD Play - CPU / GPU load
Encode thì đúng là sân chơi của I3 2100 khi sở hữu Quick Sync, còn xem HD liệu các CPU và iGPU có đủ sức đảm đương?
G620 chắc chắn là dư sức đối với các định dạng phim 1080P hiện nay kể cả sử dụng CPU hay iGPU để xem phim.
CPU / GPU
G840 % load thấp hơn chút.
CPU / GPU
Sang tới Core i3 2100 thì mới thực sự thấp đặc biệt là khi sử dụng GPU, Cpu lúc này chỉ còn load tí xíu 3%
CPU / GPU
IX. TEMP & POWER
1. Nhiệt độ hoạt động
Phải nói rằng tản nhiệt stock fan Intel càng ngày càng mỏng nhưng những hiệu quả thu được về nhiệt độ luôn làm tôi hài long, nhiệt độ của G620, G840 giữ ở mức rất thấp, I3 2100 tuy cao hơn nhưng vẫn tốt, độ ồn của quạt khi hoạt động thấp chỉ quay khoảng 2000 vòng một phút. (Everest nhận sai tốc độ quạt, xem bằng MSI Coltrol Center thấy chỉ ~ 2000 vòng)
IDLE
(G620 / G840 / i3 2100)
Full Load
(G620 / G840 / i3 2100)
2. Điện năng tiêu thụ
Theo TDP mà intel công bố cho G620, G840 và i3 2100 đều là 65W nhưng những gì tôi đo được khi chạy cấu hình máy Main H61M-E23 + CPU + Dual Ram + HDD thì công suất tiêu thụ điện của chúng có vẻ rất thấp – bạn có thể xem biểu đồ công suất tiêu thụ của máy chạy các thiết bị này:
Điện năng tiêu thụ điện dưới đây do bằng Kill A Watt, bộ nguồn sử dụng là CoolerMaster Real 750. CPU G620, G840 và i3 2100 có mức tiêu thụ điện năng chênh nhau khá nhỏ tăng dần thêm chút một và theo tôi thấy nó còn thấp hơn kha khá so với 65W mà Intel công bố nhất là G620 và G840
I3 2100 có cao hơn chút với 71W tổng case khi chạy full load bằng phần mềm LinX nhưng mà vẫn thấp hơn kha khá so với I3 530 (LinX 90W), và X4 635 (LinX 168W) mà tôi từng test các đây một năm với cấu hình tương đương linh kiện.
X. Kết luận
Intel rất tài tình trong việc phân cấp các dòng CPU của mình, rất rõ rệt trong các nhu cầu dùng và tầm tiền của người sử dụng. Cứ thêm một mức tiền bạn lại có thêm một vài thông số hay tính năng mới, phân chia từ tên cấp sản phẩm, mức xung, số core, bộ nhớ đệm, hỗ trợ ram, đồ họa tích hợp, siêu phân luồng, ép xung tự động, mở khóa hệ số nhân…
iGPU cũng có Turbo Boost và có thể ép xung thoải mái
Những khác biệt của G620 – G840 – I3 2100 • G620 2 nhân 2.6GHz, hỗ trợ ram mặc định bus 1066.
• G840 2 nhân 2.8GHz, hỗ trợ ram mặc định bus 1333, đắt hơn G620 khoảng 11$
• I3 2100 2 nhân 3.1GHz, hỗ trợ ram mặc định bus 1333, hỗ trợ HT chia 4 luồng xử lý, có Intel Quick Sync, đắt hơn G840 tới 42$
- Qua các kết quả test bên trên đánh giá của thôi là với một nhu cầu thông thường, lắp một máy tính cơ bản thì G620 cho p/p rất tốt. G840 nâng lên một chút sức mạnh gọi là trọn vẹn hơn với ddr3 với chi phí tăng lên tương đương, đồ họa tích hợp của chúng không chênh lệch đáng kể và cũng cùng loại với igpu của i3 2100 => Hai CPU này sẽ là một chân kiềng chủ đạo.
- I3 2100 thực sự không đáng tiền bằng G620/G840 nếu nhu cầu của bản ko có gì nổi bật so với 2 cpu trên nếu máy tính của bạn chỉ có chat, web, nghe nhạc, xem phim có sẵn, làm văn bản hay thực hiện những việc thông thường khác trên máy tính mà tất cả mọi người vẫn làm. I3 2100 sẽ đáng khi bạn có nhu cầu sâu xa một chút như encode video, hay chơi một số loại game đồ họa thì nhẹ nhưng ăn xung cpu cao hoặc lắp card rời tốt chơi game nặng setting cao thì ưu thế của i3 2100 mới thể hiện được. = > I3 2100 là một chân kiềng vững chắc đằng trước.
- Intel còn một sản phẩm CPU SB rẻ rất rẻ rất đáng chọn đó là G530 sẽ chiếm lĩnh ở thì phần cấp thấp, nó sẽ là một con celeron mạnh nhất từ trước tới nay đủ sức cho về vườn toàn bộ Pentium E5xxx hiện nay. => Chân kiềng chốt hậu cuối cùng.
Không chỉ khôn khéo từ CPU, việc phân chia tính năng của các dòng chipset cũng khiến người dùng dùng nóng mặt nhưng vẫn sẵn sàng chịu chi để sở hữu thêm một công nghệ nào đó của Intel. • H61 bạn có các tính năng cơ bản để chajy CPU SB, chỉ có 2 khe ram, cổng giao tiếp đủ cơ bản.
• H67 bạn được mở rộng với 4 khe ram, cổng giao tiếp nhiều hơn, các hãng main cũng tích hợp các loại chipset sound, lan cao cấp hơn, làm thêm usb3, sata3
• P67 thiên hướng về card đồ họa rời với băng thông các khe pci-e nhiều, các cổng giao tiếp khá nhiều nhưng cổng xuất hình bị loại bỏ bạn không thể dùng cpu tích hợp trên dòng main chipset này.
• Z68 mang hơi hướng mới khi hội tụ đầy đủ những gì có trên main H67 + P67 và còn thêm một số công nghệ mới thiết thực hơn như Virtu, SSD Caching và gần đây nhất là các phiên bản main Gen3 hỗ trợ PCI-Express 3.0. Sự ra đời của Z68 hoàn toàn có thể thay thế được H67+P67 và nhất là khiến P67 ế hàng do ở cùng tầm giá.
Quay lại H61 đây là dòng main giành cho thị trường tầm trung và thấp và sẽ thay thế hoàn toàn G41 vào cuối năm nay 2011, đầu năm tới 2012 thời điểm mà Intel cho về vườn toàn bộ socket 775.
H61M-E23 là main H61 tầm trung, có đủ cổng xuất hình cho nhu cầu 2 màn hình hoặc tivi, có các chipset Realtek mới nhất giành cho card LAN, card Sound được ưa thích hơn cả. Đó là lý do nó không phải main H61 cấp thấp giá rẻ.
Với tầm giá giao đồng khoảng 1tr8-2tr, MSI H61M-E23 lắp với i3 2100 thì phù hợp nhưng chưa đủ hấp dẫn để người dùng lựa chọn đi cùng những CPU như G620, G840 do ở tầm phổ thông ít có ai mua CPU giá thấp hơn main.
MSI tại VN hiện có model H61M-P23 tầm giá khoảng 1tr6-1tr8 nó sử dụng card sound VIA, card Lan Atheros giống các model giá rẻ của hãng khác, không chất bằng realtek mà tâm lý người mua cũng không thích. Thêm nữa thị trường phổ thông này có một đối người sử dụng rất lớn đó là các phòng Game-Internet, họ cần một bo mạch chủ không cần quá rẻ nhưng phải ổn định giá phù hợp là được, tốt và tiện cho nhu cầu chạy game của họ.
Những bo mạch chủ chipset LAN, Sound của Realtek phù hợp để sử dụng phần mềm quản lý up-date game rất tiện lợi tiết kiệm chi phí của Intel là IPAT, bo mạch dùng LAN Atheros không chạy được.
Như vậy MSI cần có một model khác ở tầm giá 1tr5-1tr8 phù hợp với tầm tiền của G620, G840 để thu hút khách hàng lựa chọn cho những máy tính phổ thông mà vẫn không bỏ lỡ lượng khách hàng rất lớn từ game-internet.
Có 2 model mà tôi thấy phù hợp dễ lấy thiện cảm người sử dụng phổ thông hơn nếu muốn thay thế G41 đó là: • MSI H61M-P22 (Realtek ALC887 + Realtek 8105E LAN 100)
• MSI H61M-P25 (Realtek ALC887 + Realtek 8111E LAN 1000)